Bài 33: Một số hình thức chủ yếu của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

BÀI 33: MỘT SỐ HÌNH THỨC CHỦ YẾU CỦA TỔ CHỨC LÃNH THỔ CÔNG NGHIỆP

I- Vai trò của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

– Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, vật chất, lao động

– Nước đang phát triển: Thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước

II- Một số hình thức của tổ chức lãnh thổ công nghiệp

1- Điểm công nghiệp:

– Là hình thức đơn giản nhất, đồng nhất với một điểm dân cư

– Đặc điểm:

  + Gồm 1 – 2 xí nghiệp gần nguồn nguyên, nhiên liệu công nghiệp hoặc vùng nguyên liệu nông sản

  + Không có mối liên hệ giữa các XN

– Ví dụ: Điểm Chế biến cà phê ở Tây Nguyên

2- Khu công nghiệp tập trung:

– Khu vực có ranh giới rõ ràng, vị trí thuận lợi và kết cấu hạ tầng tốt.

– Đặc điểm:

  + Tập trung tương đối nhiều các xí nghiệp với khả năng hợp tác SX cao

  + Sản phẩm vừa phục vụ trong nước, vừa xuất khẩu.

  + Có các xí nghiệp dịch vụ hỗ trợ

– Ví dụ: Khu chế xuất Tân Thuận, Linh Trung.

3- Trung tâm công nghiệp:

– Hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp ở trình độ cao, gắn với đô thị vừa và lớn, có vị trí thuận lợi.

– Đặc điểm:

+ Gồm nhiều khu công nghiệp, điểm công nghiệp và nhiều xí nghiệp công nghiệp có mối quan hệ chặt chẽ về sản xuất, kỹ thuật, công nghệ.

+ Có các xí nghiệp hạt nhân.

+ Có các xí nghiệp bổ trợ, phục vụ.

– Ví dụ: TP HCM, Hà Nội, Thái Nguyên

4- Vùng công nghiệp:

– Là hình thức phát triển cao nhất.

– Đặc điểm:

  + Gồm nhiều điểm, khu CN, trung tâm CN có mối liên hệ SX và nét tương đồng của quá trình hình thành CN

  + Có một vài ngành công nghiệp chủ yếu tạo nên hướng chuyên môn hóa.

  + Có các ngành phục vụ, bổ trợ

– Ví dụ: Vùng Loren (Pháp), vùng công nghiệp Đông Nam bộ.