Bài 39: Địa lý ngành thông tin liên lạc

BÀI 39: ĐỊA LÍ NGÀNH THÔNG TIN LIÊN LẠC

I. Vai trò của ngành thông tin liên lạc.

– Vận chuyển tin tức một cách nhanh chóng và kịp thời.

– Thực hiện các mối giao lưu trong nước và quốc tế.

– Thước đo nền văn minh

– Thay đổi quan niệm của con người về thời gian.

– Làm thay đổi cách thức tổ chức kinh tế: thế giới, tổ chức lãnh thổ sản xuất của từng nước.

– Làm thay đổi chất lượng cuộc sống…

II. Tình hình phát triển và phân bố ngành thông tin liên lạc.

1. Đặc điểm chung

– Thông tin liên lạc đã tiến bộ không ngừng trong lịch sự phát triển của xã hội loại người.

-> thời kì sơ khai chuyển thông tin bằng cách dùng ám hiệu(đốt lửa, đánh trống…) và các phương tiện thông thường.

-> ngày nay: các phương tiện và phương thức khác nhau (điện thoại, điện báo…)

– sự phát triển gắn liền với công nghệ truyền dẫn.

2. Viễn thông

a. Viễn thông bao gồm:

Các thiết bị thu và phát, cho phép truyền các thông tin, âm thanh, hình ảnh đến các khoảng cách xa trên trái đất

b. Các dịch vụ viễn thông

– Điện báo (năm 1884): là hệ thống phi thoại, sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không, hàng hải.

– Điện thoại (năm 1876): truyền tín hiệu âm thanh giữa người với người, dữ liệu giữa các máy tính.

– Telex (năm 1958): Truyền tin nhắn và các số liệu trực tiếp.

– Fax (năm 1958): Truyền văn bản và hình ảnh, đồ họa đi xa.

– Radio và vô tuyến (năm 1895 và 1936) : Là hệ thống thông tin đại chúng, truyền âm thanh và hình ảnh.

– Máy tính và Internet (năm 1989): là thiết bị đa phương tiện, cho  phép truyền  âm thanh, hình ảnh, phần mềm, dữ liệu…

2. Phân bố ngành thông tin liên lạc

Theo hình 39 SGK trang 152:

Số điện thoại tính trên 1000 dân

  *   > 500: Bắc Mỹ, châu Âu, châu Úc
*   301 – 500: một số Nam mỹ và Nam Phi
*   101 – 300: Châu Á, Phi,
*   30 – 100: ….
*    < 30:….
Tập trung chủ yếu các nước có nền kinh tế phát triển.

Những thay đổi của ngành thông tin liên lạc không tách rời những tiến bộ về công nghệ truyền dẫn như hệ thống cáp quang, vệ tinh, hệ thống truyền viba…