Ôn tập ( từ Bài 1 đến 14 )

ÔN TẬP (1 TIẾT)

I- Mục tiêu:

Giúp học sinh hệ thống các kiến thức đã học từ bài 1 đến bài 14, gồm 3 chương

II- Nội dung ôn tập:

Chương I: Bản đồ

– Các phương pháp biểu hiện đối tượng địa lý trên bản đồ.

– Các phép chiếu hình bản đồ (Xem ). Cách sử dụng bản đồ trong học tập.

Chương II: Vũ trụ, hệ quả chuyển động của trái đất ( Xem )

Chương III: Cấu trúc của trái đất.

– Các quyển của lớp vỏ địa lý.

– Thạch quyển, thuyết kiến tạo mảng.

– Tác động của nội lực, ngoại lực đến địa hình bề mặt trái đất.

– Khí quyển.

– Sự phân bố nhiệt độ không khí trên bề mặt trái đất.

– Khí áp, một số loại gió chính.

– Ngưng đọng hơi nước trong khí quyển, mưa

III- Một số câu hỏi kiểm tra:

(Đề trắc nghiệm, đổi vị trí các câu)

Phần A: Chọn câu trả lời đúng:

1- Cấu trúc của khí quyển gồm

a/ 4 tầng    ;    b/ 5 tầng    ;    c/ 6 tầng    ;    d/ 7 tầng

2- Càng lên cao, nhiệt độ:

a/ Tăng dần   ;   b/ Không tăng   ;   c/ Giảm dần

3- Gió tây ôn đới thổi từ:

a/ Cao áp cực về áp thấp ôn đới

b/ Áp thấp ôn đới về cao áp cận chí tuyến

c/ Cao áp cận chí tuyến về hạ áp xích đạo

d/ Cao áp cận chí tuyến về áp thấp ôn đới

4- Gió mùa là:

a/ Thổi theo mùa, hướng gió hai mùa ngược nhau

b/ Thổi theo mùa, hướng gió hai mùa giống nhau

c/ Thổi không theo mùa, hướng gió hai mùa ngược nhau

d/ Thổi không theo mùa, hướng gió hai mùa giống nhau

5- Mỗi bán cầu có:

a/ 4 khối khí

b/ 3 khối khí

c/ 2 khối khí

Phần B: Điền những từ thích hợp vào dấu chấm lửng:

1- Frông là…

2- Khí áp là…

3- Quá trình làm phá hủy đá, không làm thay đổi thành phần, tính chất hóa học, khoáng vật của chúng gọi là…

Phần C: Tự luận

– Nhiệt độ không khí trên bề mặt trái đất phân bố theo vĩ độ địa lý, theo lục địa và đại dương như thế nào ? Giải thích.

– Tương tự có thể ra cho lượng mưa.