Bài 15: Thủy quyển, chế độ nước sông. Một số sông lớn

BÀI 15: THỦY QUYỂN, MỘT SỐ NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẾ ĐỘ NƯỚC SÔNG. MỘT SỐ SÔNG LỚN TRÊN TRÁI ĐẤT

I- Thủy quyển

1- Khái niệm:

Thủy quyển là lớp nước trên bề mặt trái đất, bao gồm nước trong các biển, đại dương, nước trên lục địa và hơi nước trong khí quyển.

2- Tuần hoàn của nước trên trái đất

vong-tuan-hoan-nuoc

– Vòng tuần hoàn nước nhỏ:

Nước biển và đại dương bốc hơi (do tác dụng của gió, nhiệt độ…) và ngưng tụ trên cao tạo thành mây, gây mưa ngay trên mặt biển và đại dương.

– Vòng tuần hoàn nước lớn:

Nước bốc hơi ngoài mặt biển, đại dương và hình thành mây. Gió đưa mây vào đất liền và gây mưa tại đây. Một phần nước mưa tụ lại thành các dòng sông rồi chảy ra biển; một phần khác ngấm xuống đất thành nước ngầm, cuối cùng chảy ra sông suối rồi chảy ra biển.

II- Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông:

1- Chế độ mưa, băng tuyết, nước ngầm

– Vùng xích đạo: Mưa quanh năm, sông ngòi đầy nước.

– Vùng nhiệt đới: Mưa.

– Miền ôn đới lạnh: Băng, tuyết tan.

– Miền đất đá thấm nước nhiều: Nước ngầm

2- Địa thế, thực vật, hồ đầm:

a/ Địa thế:

Miền núi nước sông chảy nhanh hơn đồng bằng.

b/ Thực vật:

Điều hòa chế độ nước sông, giảm lũ lụt.

c/ Hồ đầm:

Điều hòa chế độ nước sông.

+ Mùa nước lên: Nước sông chảy vào hồ đầm.

+ Nước cạn: Từ hồ đầm chảy ra.

III- Một số sông lớn trên trái đất

mot-so-song-lon-the-gioi