Ôn thi TN – Địa lí VN- Chủ đề 2: Địa Lí Dân Cư
BÀI 5: LAO ĐỘNG VÀ VIỆC LÀM
1- Những thế mạnh – hạn chế của nguồn lao động nước ta (Đặc điểm của nguồn lao động )
a- Thế mạnh:
– Số lượng: Năm 2009 dân số hoạt động KT của nước ta là 47.74 triệu người. Mỗi năm tăng thêm hơn 1 triệu lao động nữa.
– Chất lượng:
+ Người lao động nước ta cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất nông nghiệp lâm nghiệp, ngư nghiệp, tiểu thủ công nghiệp được tích luỹ qua nhiều thế hệ…
+ Chất lượng lao động ngày càng được nâng cao. Số lao động có chuyên môn kĩ thuật chiếm 25% tổng số lao động
b- Hạn chế:
– Lao động của nước ta nhìn chung còn thiếu tác phong công nghiệp, kỉ luật lao động chưa cao.
– Lực lượng lao động có trình độ cao còn ít, đặc biệt là cán bộ quản lý, công nhân kỹ thuật lành nghề còn thiếu. Lao động chưa qua đào tạo còn chiếm khoảng 70%
– LĐ phân bố không đồng đều, tập trung ở thành phố lớn, vùng núi trung du thiếu lao động, đặc biệt lao động kỹ thuật.
2- Chuyển biến về cơ cấu lao động?
a. Cơ cấu lao động theo các ngành kinh tế quốc dân của nước ta có sự chuyển dịch theo chiều hướng CNH- HĐH nhưng nhìn chung còn chậm.
– Trong khu vực nông ,lâm, ngư nghiệp tỷ lệ lao động có xu hướng giảm dần từ 65.1% (2000) xuống còn 57.3% (2005) giảm 7.8%. Nhìn chung tỷ lệ giảm này là tương đối chậm và hiện vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất.
– Công nghiệp và xây dựng là khu vực có tỷ lệ lao động thấp nhất và đang có xu hướng tăng dần từ 13.1% (2000) lên 18.2% năm 2005.
– Khu vực dịch vụ: Tỉ lệ lao động tập trung còn khiêm tốn, tỷ lệ này đang có xu hướng tăng lên nhưng nhìn chung còn rất chậm.
=>Như vậy, cơ cấu lao động có chuyển biến theo chiều hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhưng chuyển biến chậm.
b. Cơ cấu lao động theo thành phần kinh tế cũng có sự chuyển dịch, cụ thể:
– Tỷ lệ lao động của thành phần kinh tế Nhà nước tăng nhưng không ổn định từ 9,3%(2000) lên 9,5%( 2005)
– Tỷ lệ lao động của thành phần kinh tế ngoài Nhà nước giảm nhưng vẫn lớn nhất 88,9%( 2005)
– Tỷ lệ lao động của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng liên tục nhưng vẫn chiếm tỷ lệ nhỏ nhất 0,6%(2000) lên 1,6%(2005)
c. Cơ cấu lao động theo thành thị và nông thôn cũng thay đổi theo hướng tích cực.
– Lao động ở thành thị có tỷ lệ tăng 20.1% (1996)->25% (2005).
– Lao động ở nông thôn có tỷ lệ giảm 79.9% (1996)-> 75.% (2005)
Nhìn chung năng suất lao động xã hội ngày càng tăng, nhưng vẫn còn thấp. Phần lớn LĐ có thu nhập thấp, quỹ thời gian lao động chưa sử dụng hết.
3- Vấn đề việc làm và hướng giải quyết?
a. Việc làm là một vấn đề kinh tế – xã hội lớn ở nước ta hiện nay
– Sự đa dạng hóa các thành phần kinh tế, các ngành sản xuất, dịch vụ tạo ra mỗi năm gần 1 triệu việc làm mới
– Tuy nhiên, tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm vẫn còn gay gắt.
+ Năm 2005, TB cả nước tỷ lệ thất nghiệp 2.1%, tỷ lệ thiếu việc làm là 8.1%. Ở thành thị 5.3% và 4.5% ở nông thôn 1.1% và 9.3%.
+ Năm 2009, thành thị thất nghiệp là 4,6%, nông thôn thiếu việc làm là 6,51%
b. Hướng giải quyết.
+ Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.
+ Thực hiện tốt chính sách dân số, sức khoẻ sinh sản.
+ Da dạng hoá các hoạt động sản xuất (tiểu thủ công, ngành dịch vụ…).
+ Thu hút vốn đầu tư nước ngoài mở rộng sản xuất hàng xuất khẩu.
+ Mở rộng, đa dạng các loại hình đào tạo các cấp, các ngành nghề…
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động.