Các nước Đông Nam Á -ASEAN ( Bài 14 – Tiếp )

Bài 14. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiếp theo)

Tiết 4. HIỆP HỘI CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á (ASEAN)

I. Mục tiêu và cơ chế hợp tác

1. Mục tiêu

– Có  ba mục tiêu chính:

  + Thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các thành viên.

  + Xây dựng khu vực có nền hòa bình, ổn định.

  + Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ và bất đồng, khác biệt giữa nội bộ với bên ngoài.

– Đích cuối cùng ASEAN hướng tới là: Đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hoà bình, ổn định, cùng phát triển.

luoc_do_cac_nuoc_thanh_vien_asean

2. Cơ chế hợp tác của ASEAN

– Thông qua các hội nghị, các diễn đàn, cácm hoạt động chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá, thể thao.

– Thông qua kí kết các hiệp ước hai bên, nhiều bên hoặc các hiệp ước chung.

– Thông qua các dự án, chương trình phát triển.

II. Thành tựu và thách thức của ASEAN

1. Thành tựu:

– Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, GDP đạt 921 tỉ USD (2000), xuất siêu.

– Mức sống của nhân dân được nâng cao.

– Tạo dựng được môi trường chính trị hoà bình, ổn định.

2. Thách thức:

– Trình độ phát triển giữa các nước chưa đồng đều.

  + Cao: Xin-ga-po.

  + Thấp: Lào, Cam-pu-chia, Việt Nam.

– Trình trạng đói nghèo.

  + Phân hoá giữa các tầng lớp nhân dân.

  + Phân hoá giữa các vùng lãnh thổ.

– Các vấn đề xã hội.

  + Ô nhiễm môi trường.

  + Vấn đề tôn giáo, dân tộc.

  + Bạo loạn, khủng bố…

III. Việt Nam trong quá trình hội nhập ASEAN

1. Tham gia của Việt Nam

– Về kinh tế, giao dịch thương mại của Việt Nam trong khối đạt 30%.

– Tham gia hầu hết các hoạt động về chính trị, văn hoá, giáo dục, xã hội thể thao.

– Vị trí của Việt Nam ngày càng được nâng cao.

2. Cơ hội và thách thức

– Cơ hội: xuất được hàng trên thị trường rộng lớn.

– Thách thức: phải cạnh tranh với các thương hiệu có tên tuổi, uy tín hơn, các sản phẩm có công nghệ cao hơn.

– Giải pháp: đón đầu, đầu tư và áp dụng các công nghệ tiên tiến để tăng sức cạnh tranh của sản phẩm hàng hoá.