Bài 14-Tiết 2: Kinh tế Khu vực Đông Nam Á

Địa lí 11 – B: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

Bài 14. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á (tiếp theo)

Tiết 2. KINH TẾ

I. Cơ cấu kinh tế

Dựa vào hình 14.5, nhận xét xu hướng chuyển dịch cơ cấu GDP năm 1991 và 2004 của một số quốc gia Đông Nam Á?

* Cơ cấu kinh tế khu vực Đông Nam Á có sự chuyển dịch theo hướng:

– GDP khu vực I giảm rõ rệt.

– GDP khu vực II tăng mạnh.

– GDP khu vực III tăng ở tất cả các nước.

Tức là: giảm tỉ trọng của nông nghiệp và tăng tỉ trọng của công nghiệp, dịch vụ trong GDP.

-> Thể hiện chuyển đổi từ nền kinh tế thuần nông lạc hậu sang nền kinh tế có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển.

II. Công nghiệp

– Công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại nhằm phục vụ cho xuất khẩu.

– Xu hướng phát triển: tăng cường liên doanh, liên kết với nước ngoài để tranh thủ nguồn vốn, công nghệ và thị trường.

– Cơ cấu: đang chú trọng vào các ngành công nghiệp hiện đại.

– Các ngành:
+ Sản xuất và lắp ráp ô tô, thiết bị điện tử
+ Khai thác khoáng sản: dầu khí, than, …
+ Dệt may, da giày, chế biến thực phẩm, … => Xuất khẩu.

III. Dịch vụ

– Đang có xu hướng phát triển mạnh dựa trên nhiều thuận lợi về: vị trí địa lí, tài nguyên thiên nhiên, văn hóa đa dạng….

– Hướng phát triển:

+ Phát triển cơ sở hạ tầng.

+ Hiện đại hóa mạng lưới thông tin, dịch vụ ngân hàng, tín dụng.

+ Phát triển du lịch.

– Xuất hiện nhiều ngành mới làm cho lao động trong khu vực dịch vụ tăng khá nhanh.


( Tiếp Theo – Tiết 3 )

IV. Nông nghiệp

Nền nông nghiệp nhiệt đới, giữ vai trò quan trọng.

1. Trồng lúa nước

– Điều kiện: đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm; dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.

– Tình hình sản xuất: sản lượng không ngừng tăng.

– Phân bố: Thái Lan, Việt Nam, In-đô-nê-xi-a.

– Thái Lan và Việt nam là những nước xuất khẩu gạo nhiều nhất trên thế giới.

2. Trồng cây công nghiệp

– Điều kiện: đất phù sa, đất đỏ màu mỡ, nguồn nước dồi dào, khí hậu nóng ẩm; dân cư đông, nguồn lao động dồi dào.

– Tình hình sản xuất: cây công nghiệp đa dạng, cung cấp 75% sản lượng cao su, 20% sản lượng cà phê, 46% sản lượng hồ tiêu cho thế giới.

– Phân bố: Thái Lan, Ma-lai-xi-a, In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Phi-líp-pin.

3. Chăn nuôi, đánh bắt và nuôi trồng thủy, hải sản

a. Chăn nuôi:

– Số lượng đàn gia súc khá lớn, nhưng chăn nuôi chưa trở thành ngành chính.

– Các nước nuôi nuôi nhiều: In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Mi-an-ma, Việt Nam.

b. Đánh bắt, nuôi trồng thủy, hải sản

– Là một trong những khu vực đánh bắt cá lớn, nhưng chưa tạn dụng hết tiềm năng.

– Nuôi trồng: gần đây phát triển mạnh.