Tiết 3: Cụm từ ( chuyên đề 2: Ngữ Pháp )

CHUYÊN ĐỀ 2: NGỮ PHÁP – TIẾT 3: CỤM TỪ

 A. Tóm tắt kiến thức cơ bản

1. Cụm danh từ

* Khái niệm: là loại tổ hợp từ do danh từ và một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm danh từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình danh từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một danh từ.

   VD: Một túp lều nát trên bờ biển.

* Mô hình của cụm danh từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau.

 – Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho danh từ các ý nghĩa về số lượng.

 – Các phụ ngữ ở phần sau nêu lên đặc điểm của sự vật mà danh từ biểu thị hoặc xác định vị trí của sự vật ấy  trong không gian hay thời gian.

  VD: Một/ chàng dế  /thanh niên cường tráng.

         số từ/   trung tâm/              Phụ sau

2. Cụm đông từ

 * Khái niệm: là loại tổ hợp từ do động từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành. Cụm động từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình động  từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một động từ.

 VD: Góp cho đất nước mình núi Bút, non Nghiên.

* Mô hình của cụm động từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau.

   – Các phụ ngữ ở phần trước bổ sung cho động từ các ý nghĩa về quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự…

   – Các phụ ngữ ở phần sau bổ sung cho động từ các chi tiết về đối tượng, hướng, địa điểm, thời gian, mục đích, nguyên nhân…

 VD: Chưa /   tìm  /   được ngay câu trả lời.

      PT   /    PTT     /      Phụ sau

3. Cụm tính từ

* Khái niệm: là loại tổ hợp từ do tính từ với một số từ ngữ phụ thuộc nó tạo thành . Cụm tính từ có ý nghĩa đầy đủ hơn và có cấu tạo phức tạp hơn một mình tính từ, nhưng hoạt động trong câu giống như một tính từ.

 VD: Thơm dịu ngọt cốm mới.

* Mô hình của cụm tính từ: Gồm có phần trước, phần trung tâm và phần sau.

  – Các phụ ngữ ở phần trước biểu thị quan hệ thời gian, sự tiếp diễn tương tự, mức độ của đặc điểm, tính chất …

  – Các phụ ngữ ở phần sau biểu thị vị trí, sự so sánh, mức độ….

  VD: Đang  / trẻ   /   như một thanh niên

          PT  /   PTT    /       Phần sau

B. Các dạng bài tập

Dạng bài tập 2 điểm:

Bài tập 1. 

Tìm và phân tích các cụm từ có trong đoạn trích sau:

Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu đi đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã.

(Thanh Tịnh – Tôi đi học)

* Gợi ý:

+ Cụm danh từ

 –  Những   ý tưởng   ấy.

      PT        DT        PS

 –  Mấy  em nhỏ.

     PT       DT

+ Cụm động từ:

Chưa lần nào   ghi   lên giấy.

    PT                 ĐT      PS

 – Lần đầu tiên   đi đến  trường.

       PT               ĐT        PS

+ Cụm tính từ

–  Rụt rè   núp dưới nón mẹ .

     TT              PS

Lại  tưng bừng  rộn rã

  PT           TT       PS

Bài tập 2 ( 1 điểm)

 Tìm  phần trung tâm của các cụm từ in đậm trong các câu sau:

a. Nhưng những điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hoá dân tộc không gì lay chuyển được ở Người.

(Lê Anh Trà, Phong cách Hồ Chí Minh).

b. Với lòng mong nhớ của anh, chắc anh nghĩ rằng, con anh sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh.

(Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà)

c. Không lời gửi của một Nguyễn Du, một Tôn – xtôi cho nhân loại phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn.

* Gợi ý

a. tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với ( DT)

b.  sẽ chạy xô vào lòng anh, sẽ ôm chặt lấy cổ anh ( ĐT / ĐT )

c. … phức tạp hơn, cũng phong phú và sâu sắc hơn ( TT / TT )