Địa lí 11 – B: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA
Bài 14. KHU VỰC ĐÔNG NAM Á
Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI
I. Tự nhiên
1. Vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ
a. Đặc điểm:
– Nằm ở phía Đông Nam châu Á, tiếp giáp Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.
– 28,5 độ B – 10 độ N
– DT: 4,5 triệu km2, 11 quốc gia : Việt Nam, Campuchia, Đông Timor, Indonesia, Lào, Malaysia, Myanma, Philippines, Singapore, Thái Lan và Brunei
– Chia 2 bộ phận: Đông Nam Á lục địa và Đông Nam Á biển đảo.
– Nằm trong khu vực nội chí tuyến.
– Tiếp giáp với hai nền văn minh lớn: Trung Quốc và Ấn Độ.
b. Ý nghĩa:
– Cầu nối giữa lục địa Á – Âu với lục địa Ô-xtrây-li-a.
– Tạo nên sản phẩm nông nghiệp đa dạng.
– Giao lưu, phát triển tổng hợp kinh tế biển.
– Tạo nên nền văn hoá đa dạng.
2. Đặc điểm tự nhiên
a. Đông Nam Á lục địa:
– Địa hình: bị chia cắt mạnh, hướng TB-ĐN hoặc B-N, nhiều đồng bằng lớn.
– Đất đai: màu mỡ.
– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa.
– Sông ngòi: nhiều sông lớn.
– Rừng: nhiệt đới ẩm.
– Khoáng sản: than đá, sắt, thiếc, dầu khí.
b. Đông Nam Á biển đảo:
– Địa hình: nhiều đồi núi, núi lửa, ít đồng bằng lớn.
– Đất đai: màu mỡ.
– Khí hậu: nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo.
– Sông ngòi: ít sông lớn.
– Rừng: xích đạo ẩm.
– Khoáng sản: dầu mỏ, thân đá, đồng.
3. Đánh giá điều kiện tự nhiên của Đông Nam Á
a. Thuận lợi:
– Khí hậu nóng ẩm, hệ đất phong phú, sông ngòi dày đặc, thuận lợi phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới.
– Biển: phát triển GTVT, ngư nghiệp, du lịch…
– Khoáng sản đa dạng thuận lợi phát triển công nghiệp.
– Diện tích rừng xích đạo và rừng nhiệt đới ẩm lớn.
b. Khó khăn:
– Phát triển giao thông vận tải theo hướng Đông-Tây.
– Thiên tai: động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ lụt, sóng thần…
– Hạn chế tiềm năng khai thác.
II. Dân cư và xã hội
1. Đặc điểm:
a. Dân cư
– Số dân đông, mật độ dân số cao (124 người/ km2 – thế giới 48 người/ km2 – 2005).
– Dân số trẻ, số dân trong độ tuổi lao động cao (trên 50%).
– Phân bố dân cư không đều.
b. Dân tộc
– Đa dân tộc.
– Một số dân tộc phân bố rộng, không theo biên giới quốc gia.
c. Tôn giáo
– Đa tôn giáo.
– Văn hoá đa dạng, có nhiều nét tương đồng.
2. Tác động của dân cư và xã hội:
a. Thuận lợi:
– Nguồn lao động dồi dào.
– Thị trường tiêu thụ rộng lớn.
– Thu hút vốn đầu tư nước ngoài.
– Hợp tác cùng phát triển.
b. Khó khăn:
– Trình độ lao động thấp.
– Việc làm, chất lượng cuộc sống chưa cao.
– Quản lí, ổn định chính trị, xã hội phức tạp.
THAM KHẢO