Bài 11- Tiết 2: Kinh tế Nhật Bản

Bài 11. NHẬT BẢN (tiếp theo)

Tiết 2.  KINH TẾ

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

– Trình bày và giải thích được tình hình phát triển kinh tế Nhật Bản từ sau chiến tranh thế giới thứ 2 đến nay.

– Trình bày và giải thích được sự phát triển và phân bố một số ngành công nghiệp chủ yếu.

2. Kĩ năng:

– Phân tích bảng 11.3 . Một số ngành công nghiệp của Nhật Bản để nắm được một số thông tin thực tế về công nghiệp Nhật Bản.

– Sử dụng bản đồ để nhận xét về mức độ tập trung và đặc điểm phân bố một số ngành công nghiệp.

– Xác định một số trung tâm công nghiệp gắn với bốn hòn đảo chính của Nhật Bản đồng thời cũng chính là các vùng kinh tế lớn.

3. Thái độ:

Nhận thức được con đường phát triển kinh tế thích hợp của Nhật Bản, đồng thời thấy được sự đổi mới phát triển kinh tế hiện nay của nước ta.


NỘI DUNG BÀI HỌC

I. Tình hình phát triển kinh tế

1. Tình hình kinh tế từ 1950 đến 1973

a. Tình hình: Nền kinh tế nhanh chóng khôi phục sau chiến tranh và có sự phát triển thần kì.

b. Nguyên nhân:

– Nhật chú trọng hiện đại hoá, tăng vốn đầu tư mua các bằng sáng chế ” công nghiệp có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới

– Tập trung cao độ vào các ngành then chốt và tập trung trong các giai đoạn khác nhau.

– Duy trì cơ cấu kinh tế hai tầng (vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ vừa các xí nghiệp lớn).

2. Tình hình phát triển kinh tế sau 1973

– Tốc độ kinh tế giảm từ 1973 đến 1980 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng năng lượng.

– Từ 1980 đến 1990 tốc độ tăng trưởng đạt khá cao (5,3%) nhờ điều chỉnh về chiến lược kinh tế phù hợp.

– Từ năm 1991 đến nay kinh tế phát triển không ổn định.

-> Sau năm 1973 mặc dù nền kinh tế Nhật Bản trải qua những bước thăng trầm nhưng Nhật vẫn là một trong những cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới.

Kết luận: Nhật Bản một đất nước nhiều thiên tai, thử thách, nhưng với bản lĩnh của mình Nhật đã vươn lên trở thành cường quốc lớn trên  thế giới, hiện nay đứng thứ 2 về kinh tế, tài chính và đạt nhiều thành tựu về khoa học công nghệ.

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

a. Vai trò: Đứng thứ 2 thế giới.

b. Cơ cấu ngành:

– Có đầy đủ các ngành CN, kể cả ngành nghèo tài nguyên.

– Dựa vào ưu thế lao động (cần cù, có tinh thần trách nhiệm cao, thông minh, sáng tạo, ham học hỏi).

c. Tình hình phát triển

– Giảm bớt việc phát triển các ngành CN truyền thống, chú trọng phát triển CN hiện đại và chú trọng một số ngành  mũi nhọn.

– CN tạo ra một khối lượng hàng hoá vừa đảm bảo trang bị máy móc cần thiết cho các ngành kinh tế và cung cấp nhiều mặt hàng xuất khẩu.

d. Phân bố: Các trung tâm CN tập trung chủ yếu ở phía Đông Nam lãnh thổ.


LUYỆN TẬP

Hãy chọn câu trả lời đúng nhất: .

1. Duy trì cơ cấu kinh tế 2 tầng là:

a. Vừa phát triển công nghiệp, vừa phát triển nông nghiệp.

b. Vừa phát triển kinh tế trong nước, vừa đẩy mạnh kinh tế đối ngoại.

c. Vừa phát triển các xí nghiệp lớn, vừa duy trì các xí nghiệp nhỏ, thủ công.

d. Vừa nhập nguyên liệu, vừa xuất khẩu sản phẩm.

2. Biện pháp nào sau đây Không đúng với sự điều chỉnh chiến lược kinh tế của Nhật Bản sau 1973?

a. Đầu tư phát triển KHKT và công nghệ.

b. Tập trung cao độ vào phát triển các ngành then chốt, có trọng điểm.

c. Đẩy mạnh đầu tư ra nước ngoài.

d. Hiện đại hoá và hợp lí hoá các xí nghiệp nhỏ và trung bình.

3. Sản phẩm công nghiệp truyền thống của Nhật Bản vẫn được duy trì và phát triển là:

a. Ô tô.

b. Vải, sợi.

c. Xe gắn máy.

d. Rô bốt