Bài 12: Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa ( tiết 1 )

Địa lí 11 – B: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

Bài 12. CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA

Tiết 1. TỰ NHIÊN, DÂN CƯ VÀ XÃ HỘI

I. Vị trí địa lí và lãnh thổ

– Đất nước có diện tích rộng lớn (thứ 4 thế giới), nằm trong khu vực Trung – Đông Á. Trung Quốc có diện tích 9.571.300 km², có diện tích gấp 29 lần Việt Nam

peoples_republic_of_china_vietnam_locator

Vị trí Trung Quốc  (so sánh với VN ) trên bản đồ thế giới

– Giới hạn lãnh thổ:

+ Kéo dài từ 20 độ B đến 53 độ B, 73 độ Đ đến 135 độ Đ. Từ Bắc sang Nam có chiều dài là 4000 km, từ Tây sang Đông là 5000 km,

+ Tiếp giáp 14 quốc gia và lãnh thổ bao gồm: Triều Tiên, Nga, Mông Cổ, Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Afghanistan, Pakistan, Ấn Độ, Nepal, Bhutan, Myanma, Lào và Việt Nam.

 + Bờ biển kéo dài từ bắc -> nam (9000km), mở  rộng ra Thái Bình Dương.

 – Có 22 tỉnh, 5 khu tự trị, 4 thành phố trực thuộc  TW và 2 khu hành chính đặc biệt.

ban-do-hanh-chinh-trung-quoc

 + 5 khu tự trị: Ninh Hạ, Nội Mông Cổ, Quảng Tây, Tân Cương, Tây Tạng.

 + 4 thành phố trực thuộc TW: Bắc Kinh, Thiên Tân, Thượng Hải, Trùng Khánh.

 + 2 khu hành chính đặc biệt là Hồng Kông và Ma Cao.

 -> Thiên nhiên đa dạng, dễ mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và thế giới.

II. Điều kiện tự nhiên

 Tự nhiên đa dạng có sự phân hoá giữa Đông Tây của lãnh thổ.

dia-li-tu-nhien-trung-quoc

III. Dân cư và xã hội

1. Dân cư

– Đông dân nhất thế giới: khoảng 1,37 tỉ người ( 2014) chiếm 1/5 dân số thế giới, với trên 50 dân tộc.

– Đô thị hoá: 37% dân thành thị (2005), các thành phố lớn tập trung chủ yếu ở phía đông. Càng về sau tốc độ đô thị hoá càng cao.

– Phân bố: rất không đều, chủ yếu ở phía đông, thưa thớt ở phía tây.

– Dân số trẻ -> có xu hướng ổn định nhờ thực hiện chính sách dân số rất triệt để: mỗi gia đình chỉ có 1 con.

-> Khó khăn: giải quyết lao động, tư tưởng trọng nam khinh nữ…

2. Xã hội

– Chú ý quan tâm phát triển giáo dục (90% DS biết chữ – 2005), nâng cao chất lượng lao động.

– Là một trong những vùng văn minh sớm, nơi có nhiều phát minh quan trọng (la bàn, giấy, in…).

– Truyền thống: lao động cần cù, sáng tạo…