BÀI 14: SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 

BÀI 14: SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN 

1. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật

Tài nguyênHiện trạngNguyên nhânBiện pháp bảo vệ
a. Rừng

– 1943: 70%  rừng giàu

– 2005: 70% là rừng nghèo, mới phục hồi.

– Suy giảm cả về DT và chất lượng.

– DT rừng đang tăng,   nhưng chất lượng rừng giảm vì rừng mới phục hồi và còn non.

– Chiến tranh.

– Khai thác quá mức.

– Mở rộng đất NN

(đốt rừng lấy đất).

-Thiên tai (cháy rừng)

– Công tác quản lí…

– Nâng độ che phủ: 45-50%, vùng núi 70-80%.

– Quy định nguyên tắc quản lí, sử dụng PT với 3 loại rừng (phòng hộ, đặc dụng, SX).

– Giao quyền sử dụng đất và rừng cho dân.

– Thực hiện chiến lược trồng 5 triệu ha rừng đến năm 2010, nâng độ che phủ rừng lên 43%.

b. Đa dạng sinh học– Tính đa dạng cao sinh học cao (số loài, kiểu hệ sinh thái, nguồn gen).

– Nhưng đang suy giảm nghiêm trọng, nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.

– Diện tích rừng suy giảm.

– Khai thác quá mức.

– Môi trường ô nhiễm…

– Xây dựng và mở rộng vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên.

– Ban hành sách đỏ Việt Nam.

– Quy định việc khai thác và bảo vệ: gỗ, động vật, thủy sản.

 2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên sinh vật Đất 

– TN Đất – Đất có rừng 12,7 triệu ha.

– Đất NN 9,4 triệu ha (28,4%), bình quân 0,1 ha/ người. Khả năng mở rộng đất NN không nhiều.

– Đất chưa sử dụng: còn lớn. DT đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng còn lớn. Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất đe dọa sa mạc hóa.

– Đất chuyên dùng tăng.

– Diện tích rừng giảm.

– Địa hình.

– Khí hậu.

*Vùng đồi núi:

 + Chống xói mòn : thủy lợi, canh tác ruộng bậc thang, đào hố vẫy cá, trồng cây theo băng.

+ Cải tạo đất hoang : nông – lâm kết hợp.

+Bảo vệ rừng, đất rừng, định canh, định cư.

*Vùng đồng bằng:

+ Quản lý chặt chẽ, có kế hoạch mở rộng đất NN

+ Cần quy hoạch, sử dụng hợp lí quỹ đất.

+ Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, thâm canh.

 + Chống bạc màu, nhiễm mặn, phèn…

 + Bón phân thích hợp, chống ô nhiễm MT đất…

 3. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác 

– TN nước– Ngập lụt, thiếu nước mùa khô.

– Có tiềm năng lớn, nhưng hiệu quả kinh tế còn thấp. Các khu CN, đô thị, cửa sông, ven biển dễ bị ô nhiễm.

– Sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, đảm bảo cân bằng và chống ô nhiễm nước.

– Xây hồ chứa nước, cống thoát nước, cấp nước…

– Tăng độ che phủ rừng, canh tác đúng kĩ thuật…

– Xử phạt nghiêm các hành vi vi phạm….

– Khoáng sản

 

– Có 3500 mỏ khoáng sản, trữ lượng nhỏ, phân tán. Nhiều nơi khai thác trái phép, bừa bãi, gây lãng phí và làm ô nhiễm môi trường.– Quản lí chặt việc khai thác.

– Tránh lãng phí tài nguyên và ô nhiễm từ khâu khai thác, vận chuyển đến chế biến.

– Xử lí nghiêm những trường hợp vi phạm luật.

  – Du lịch– Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra nhiều nơi, làm suy thoái tài nguyên.– Bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử văn hóa…

– Tuyên truyền ý thức bảo vệ MT du lịch…

– Phát triển du lịch sinh thái…

– Khí hậu– Sử dụng thiếu quy kế hoạch dễ gây ô nhiễm…– Xử lí khí thải công nghiệp…

– Trồng rừng, bảo vệ rừng, khai thác hợp lí…

  – Biển– Ô nhiễm biển đang có chiều hướng gia tăng do rác thải…– Xử lí nước thải trước khi chảy ra sông, biển…

– Tuyên truyền ý thức bảo vệ môi trường biển…

 * Cần khai thác và sử dụng hợp lý và bền vững các tài nguyên