Ôn thi bài Quê Hương của Tế Hanh

ÔN THI BÀI QUÊ HƯƠNG CỦA TẾ HANH

I. Giới thiệu chung về tác giả, tác phẩm:

– Ngay từ những sáng tác đầu tay, Tế Hanh cho thấy tâm hồn ông luôn gắn bó với quê hương. “Tôi thấy Tế Hanh là một người tinh lắm. Tế Hanh đó ghi được đôi nét rất thần tình về cảnh sinh hoạt chốn quê hương. Người nghe như thấy cả những điều không hình sắc, không thanh âm như “mảnh hồn làng”trên “cánh buồm giương”, như tiếng hát của hương đồng quyến rũ con đường quê nho nhỏ.

Thơ Tế Hanh đưa ta vào thế giới thật gần gũi thường ta chỉ thấy một cách mờ mờ, cái thế giới những tình cảm ta đó âm thầm trao cho cảnh vật: sự mệt mỏi say sưa của con thuyền lúc trở về bến, nỗi khổ đau chất chứa trên toa tàu nặng trĩu những buồn vui sầu tủi của một con đường. Tế Hanh luôn nói đến những con đường. Cũng phải, trên những con đường nhưng lại biết bao bâng khuâng hồi hộp!

Nhưng Tế Hanh sở dĩ nhìn đời một cách sâu sắc như thế là vì người sẵn có một tâm hồn tha thiết”.

– Cũng giống như Nhớ rừng, Quê hương thuộc thể thơ 8 chữ nhưng đó là thể thơ 8 chữ xuất hiện ở thời đại Thơ mới (khác với thể hát trước đây). So với hát nói, thể thơ 8 chữ trong Thơ mới phóng khoáng hơn, tự do hơn. Qua bài thơ này, Tế Hanh đã dựng lên một bức tranh đẹp đẽ , tươi sáng, bình dị về cuộc sống của con người và cảnh sắc của một làng quê ven biển bằng tình cảm quê hương sâu đậm, đằm thắm.

II. Luyện tập

                                                            Câu hỏi và bài tập

1. Nhận định nào dưới đây nói đúng nhất tình cảm của Tế Hanh đối với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương ông?

A. Nhớ về quê hương với những kỉ niệm buồn bó, đau xót, thương cảm.

B. Yêu thương, trân trọng, tự hào và gắn bó sâu sắc với cảnh vật, cuộc sống và con người của quê hương.

C. Gắn bó và bảo vệ cảnh vật,cuộc sống và con người của quê hương ông.

D. Cả A, B, C đều sai.

2. Dòng nào nói đúng nhất nội dung, ý nghĩa của hai câu đầu trong bài thơ?

A. Giới thiệu nghề nghiệp và vị trí địa lí của làng quê nhà thơ.

B. Giới thiệu vẻ đẹp của làng quê nhà thơ.

C. Miêu tả cảnh sinh hoạt lao động của người dân làng chài.

D. Cả A, B, C đều đúng.

Hai câu mở đầu bài thơ có ý nghĩa gì đối với toàn bài?

3. Phân tích vẻ đẹp cảnh ra khơi đánh cá (từ câu 3 đến câu 8)

4. Tế Hanh đã so sánh “cánh buồm” với hình ảnh nào?

A. Con tuấn mó          C.Dân làng

C. Mảnh hồn làng       D. Quê hương

 Hình ảnh đó có ý nghĩa như thế nào?

5. Cảm nhận của nhà thơ trước cảnh thuyền về ?

6. Em cảm nhận như thế nào về câu cuối cùng của bài thơ:

Tôi thấy nhớ cái mùi nồng mặn quá!

7. Theo em đâu là những câu thơ hay nhất trong bài? Hãy phân tích.

GỢI Ý ĐÁP ÁN

1.Đáp án B.

2.Đáp án A.

 Hai câu đầu giới thiệu ngắn gọn “làng tôi”. Đây là hai câu thơ giản dị nhưng nếu thiếu lời giới thiệu này, quê hương sẽ trở nên trừu tượng, thiếu sức truyền cảm.

3. Cảnh ra khơi đánh cá:

– Khung cảnh đẹp: trời yên biển lặng, báo hiệu một ngày tốt lành (chú ý các tính từ trong, nhẹ, hồng)

–  Nổi bật lên trong không gian ấy là hình ảnh chiếc thuyền:

+ Như con tuấn mã

+ Các từ gây ấn tượng mạnh: hăng, phăng, vượt,…nói lên sức mạnh và khí thế của con thuyền. Cảnh tượng hùng tráng, đầy sức sống.

– Gắn liền với hình ảnh con thuyền là hình ảnh dân trai tráng ra khơi. Tất cả gợi lên một bức tranh lao động khoẻ khoắn tươi vui. (chú ý, hồn thơ Tế Hanh trong bài thơ này khác với giọng buồn thương thường gặp trong Thơ mới).

– Sự so sánh độc đáo:

Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió …

+ Các động từ : giương, rướn nói về sức vươn mạnh mẽ

+ Cách so sánh độc đáo: Ví cánh buồm giương to như mảnh hồn làng. Sự so sánh này khiến cho người đọc nhận thấy cả hình xác và linh hồn sự vật. Tất cả gần gũi nhưng thiêng liêng cao cả.

+ Màu sắc và tư thế bao la thâu góp gió của con thuyền làm tăng thêm vẻ đẹp lãng mạn và bay bổng của hình tượng

4. Đáp án B.

So sánh “cánh buồm”to như “mảnh hồn làng” là hay, đặc sắc. Cánh buồm biểu tượng cho hình bóng và sức sống quê hương. Nó tượng trưng cho sức mạnh, lao động sáng tạo, ước mơ về ấm no hạnh phúc của quê nhà. Nó còn tiêu biểu cho chí khí và khát vọng chinh phục biển của đoàn trai tráng bơi thuyền đi đánh cá.

5. Cảnh thuyền về qua cảm nhận của tác giả:

– Sự tấp nập đông vui, sự bình yên hạnh phúc đang bao phủ cuộc sống nơi đây.

– Hình ảnh con người được miêu tả rất đẹp: vừa khoẻ mạnh, vừa đậm chất lãng mạn. Họ như những đứa con của Thần Biển.

– Con thuyền nghỉ ngơi nhưng phía sau cái im bến mỏi là sự chuyển động: Nghe chất muối thấm dần trong thớ vỏ. Câu thơ có sự chuyển đổi cảm giác thú vị. Sự vật như bỗng có linh hồn.

Đoạn thơ cho thấy tình yêu quê hương sâu sắc của nhà thơ.

6. Câu thơ cho thấy:

– Lúc nào quê hương cũng in sâu trong tâm trí nhà thơ.

– Câu thơ có vẻ đẹp giản dị như lời nói thường nhưng phải yêu quê hương đến mức nào mới có cách nói như thế.

7. Học sinh chọn theo cảm nhận của mình, nhưng chú ý các câu:

– Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng

Rướn thân trắng bao la thâu góp gió …

– Dân chài lưới làn da ngăm rám nắng,

 Cả thân hình nồng thở vị xa xăm.

Câu 8: Chứng minh rằng: “Đọc bài thơ Quê hương của Tế Hanh, chúng ta thấy rõ vẽ đẹp cuộc sống làng chài cũng như tình yêu tha thiết của tác giả đối với quê hương mình”.

(Yêu cầu lập dàn ý – viết bài).

Luận điểm 1: Vẻ đẹp của quê hương.

+ Vị trí làng chài.

+ Cuộc sống của người dân làng chài: Ra khơi; Trở về.

+ Những thành viên của làng chài (vẻ đẹp, chiều sâu).

. Con người (những chàng trai).

. Chiếc thuyền .

Luận điểm 2: Tình yêu quê hương của tác giả

+ Nỗi nhớMàu sắcCó yêu mới nhớ -> có nguồn cảm hứng về bài thơ
 
 

Hương

+ Những cảm nhận sâu sắc về cái hồn của quê hương làng chài -> Tạo nên mối giao hoà diệu kỳ giữa con người với quê hương. (Tình yêu quê hương tha thiết: con người là một phần của quan hệ; quê hương ở trong con người).

=> Tình yêu quê hương tha thiết vì tình yêu ấy khởi nguồn từ chữ “ Thương, vì quê hương làng chài nghèo khó, vất vả của mình.