B. CÁC NƯỚC CHÂU Á.
1. Tình hình chung :
– Là những khu vực đông dân, có nguồn lao động dồi dào, lãnh thổ rộng lớn với nguồn tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú.
– Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực này đều trở thành thuộc địa hoặc nửa thuộc địa của các đế quốc Anh, Pháp, Mĩ, Nhật, Hà Lan, Bồ Đào Nha…
– Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước trong khu vực này đều giành được độc lập dân tộc, họ bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước để từng bước củng cố nền độc lập về kinh tế và chính trị, nhằm thoát khỏi sự khống chế, lệ thuộc vào các thế lực đế quốc bên ngoài, đặc biệt là Mĩ.
– Gần suốt nửa sau TK XX ,ở châu Á rơi vào tình trạng không ổn định, đặc biệt là ở Đông Nam Á và Tây Á lại diễn ra nhiều cuộc chiến tranh xâm lược của các nước đế quốc nằm duy trì ách thống trị, chiếm giữ những vị trí chiến lược quan trọng và ngăn cản phong trào cách mạng ở khu vực này.-
– Sau khi chiến tranh lạnh kết thúc, một số nước châu Á đã diễn ra những cuộc xung đột , tranh chấp biên giới, lãnh thổ hoặc phong trào li khai với những hành động khủng bố dã man như ở Ấn Độ , Pa- Ki xtan……..
– Tuy nhiên bên cạnh đó nhiều nước Châu á đã đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế như Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ……. Với sự phát triển nhanh chóng về kinh tế nhiều người dự đoán rằng tế kỷ XXI sẽ là thế kỷ của Châu Á.
* Nhận xét :
– Quy mô phong trào: bùng nổ ở hầu hết các nước thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc, từ châu Á, châu Phi đến khu vực Mĩ Latinh.
– Thành phần tham gia lãnh đạo: Đông đảo các giai cấp tầng lớp nhân dân: công nhân, nông dân, tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân tộc (VN: vô sản)
– Hình thức và khí thế đấu tranh: đấu tranh vũ trang, chính trị… trong đó đấu tranh vũ tran là hình thức chủ yếu. Phong trào nổ ra sôi nổi, quyết liệt làm tan rã từng mảng rồi dẫn đến sụp đổ hoàn toàn hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.