Hãy trình bày sự thành lập và phát triển của Tổ chức ASEAN và quan hệ Việt Nam ASEAN ?
* Hoàn cảnh ra đời:
– Sau khi giành độc lập, nhiều nước Đông Nam Á có dự định thành lập tổ chức khu vực nhằm tạo nên sự hợp tác cùng phát triển trên các lĩnh vực kinh tế, khoa học- kỹ thuật, văn hoá, hạn chế sự ảnh hưởng của các nước lớn đang tìm mọi cách nhằm biến Đông Nam Á thành “sân sau” của họ, tiêu biểulà Liên minh châu Âu (EU).
– Tháng 8-1967, tại Băng Cốc (Thái Lan) Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập gồm 5 nước: Inđônêxia, Malaixia, Xinggapo, Thái Lan, Philippin đến tháng 1-1984 thêm Brunây.
– Cơ quan lãnh đạo của ASEAN là Hội nghị ngoại trưởng được tổ chức lần lượt hàng năm ở thủ đô các nước thành viên. Uỷ ban thường trực của ASEAN đảm nhiệm các công việc giữa hai nhiệm kỳ của Hội nghị ngoại trưởng, ngoài ra còn có các uỷ viên ban thường trực, phụ trách những ngành cụ thể với sự tham gia của các chuyên gia các nước thành viên.
* Mục tiêu:
của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua sự hợp tác giữa các nước thành viên vì một Đông Nam Á hòa bình ổn định và hợp tác phát triển.
* Sự phát triển của ASEAN:
– Tổ chức ASEAN chỉ được ngày càng củng cố và phát triển từ sau việc kí kết Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (còn gọi là Hiệp ước Bali, 2.1976) và nhất là từ sau khi “vấn đề Campuchia” được giải quyết.
– Đó là xác định những nguyên tắc trong quan hệ giữa các nước thành viên và sau này là hai nguyên tắc quan trọng của ASEAN là Đồng thuận và Không can thiệp.
– Mở rộng các thành viên tham gia, nhất là từ thập niên 90. Năm 1984 Brunây gia nhập,1995 – Viêt Nam, 1997 – Lào và Mianma, 1999 – Campuchia.
– Đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng về hợp tác phát triển và hợp tác an ninh. Tháng 11.2007, các nước thành viên đã kí bản Hiến chương ASEAN nhằm tiến tới xây dựng thành Cộng đồng ASEAN vào năm 2015.
* Quan hệ Việt Nam- ASEAN:
– Quan hệ Việt Nam- ASEAN diễn biến phức tạp, có lúc hoà dịu, có lúc căng thẳng, tuỳ theo tình hình quốc tế và khu vực, nhất là tuỳ theo biến động của tình hình Campuchia.
– Từ khi vấn đề Campuchia đi vào xu thế hoà giải và hoà hợp dân tộc, Việt Nam thi hành chính sách đối ngoại “Muốn làm bạn với tất cả các nước”, quan hệ ASEAN- Việt Nam ngày càng cải thiện. Chính phủ Việt Nam nhiều lần cử đại diện sang thăm nhiều nước ASEAN, nhằm đi tới một quan điểm thống nhất, để xây dựng một khu vực Đông Nam Á hoà bình, hữu nghị , hợp tác và phát triển.
– Tháng 7-1992 Việt Nam tham gia Hiệp ước Bali và đến tháng 7-1995, chính thức gia nhập ASEAN, đánh dấu bước phát triển mới trong việc tăng cường hợp tác ở khu vực vì một Đông Nam Á hoà bình, ổn định và phát triển.
* Cơ hội và thách thức Việt Nam khi ra nhập tổ chức ASEAN:
– Thời cơ: Việt Nam có điều kiện rút ngắn khoảng cách về cơ sở vật chất, kỹ thuật so với các nước trong khu vực và thế giới.
– Thách thức: Dễ bị hoà tan, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn vì điều kiện kỹ thuật.
– Thái độ: Bình tĩnh, không bỏ lỡ thời cơ. Cần ra sức học tập, nắm vững KHKT.