Trình bày nguyên nhân, diễn biến cuộc nội chiến cách mạng 1946 -1949 ở Trung Quốc ?
1. Nguyên nhân:
* Lực lượng cách mạng Trung Quốc:
– Sau chiến tranh quân chủ lực đã lớn mạnh và phát triển lên 120 vạn người, dân quân 200 vạn người vùng giải phóng gồm 19 khu căn cứ chiếm gần 1/4 đất đai, 1/3 dân số cả nước.
– Được sự giúp đỡ của Liên Xô đã chuyển giao vùng Đông Bắc (TQ) vùng công nghiệp có vị trí chiến lược quan trọng cho Đảng cộng sản và chính quyền cách mạng quản lý,
giúp toàn bộ vũ khí, đã tước được của hơn 1 triệu quân Quan Đông Nhật Bản cho quân giải phóng Trung Quốc.
* Lực lượng phản cách mạng:
– Tập đoàn phản cách mạng Tưởng Giới Thạch âm mưu và phát động cuộc nội chiến nhằm tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào cách mạng thế giới.
– Câu kết với Mỹ và dựa vào sự giúp đỡ của Mỹ thực hiện mưu đồ của mình.
– Mỹ giúp Tưởng phát động nội chiến với âm mưu biến Trung Quốc thành thuộc địa kiểu mới. Ngày 20-7-1946 Tưởng huy động toàn bộ lực lượng quân đội chính quy tấn công vào các vùng giải đến đây cuộc nội chiến chính thức bắt đầu.
2. Diễn biến: Gồm 2 giai đoạn:
* Giai đoạn phòng ngự tích cực (7-1946 đến 6- 1947)
– Thực hiện phòng ngự tích cực, không giữ đất đai mà chủ yếu tiêu diệt địch , xây dựng lực lượng mình.
– Kết quả tiêu diệt:1.112.000 quân chủ lực Quốc dân đảng và lực lượng cách mạng lên 2 triệu người.
* Giai đoạn phản công (6-1947 đến 10-1949)
– 6/1947 phản công tiến quân vào giải phóng các vùng do Quốc dân đảng thống trị.
– 9/1948 đến 1/1949 mở 3 chiến dịch ( Liêu Thẩm, Hoài Hải, Bình Tân)
– 4/1949 đến 10/1949 truy kích tàn dư địch làm trung tâm thống trị của tập đoàn Tưởng được giải phóng, nền thống trị của Tưởng Giới Thạch sụp đổ.
– 1/10/1949 Nước cộng hoà nhân dân Trung Hoa tuyên bố chính thức thành lập. Đánh dấu cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành.
3. Ý nghĩa:
– Thắng lợi kết thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc,phong kiến, tư sản mại bản đưa nhân dân Trung Quốc bước vào kỷ nguyên mới: Kỷ nguyên độc lập tự do và tiến lên CNXH trong lịch sử Trung Quốc.
– Tăng cường lực lượng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi thế giới.
– Có ảnh hưởng sâu sắc đến sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc Châu Á, đặc biệt là Đông Nam Á.