Mối quan hệ hợp tác giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN khác ?
1. Quan hệ hợp tác kinh tế: Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV).
* Hoàn cảnh thành lập :
– Các nước Đông Âu xây dựng CNXH cần tổ chức quốc tế đẩy mạnh hợp tác, giúp
đỡ lẫn nhau về kinh tế, văn hoá, khoa học- kỹ thuật giữa Liên Xô và các nước Đông Âu.
– Các nước đế quốc thi hành chính sách cấm vận và bao vây kinh tế đối với các
nước XHCN, cần hợp tác để tăng sức mạnh đối phó.
– 8-1-1949 Hội đồng tương trợ kinh tế thành lập gồm các thành viên: Liên Xô, các nước Đông Âu, sau mở rộng CHDC Đức, Mông Cổ, CuBa, Việt Nam.
* Mục tiêu hoạt động:
– Phối hợp các nước XHCN trong các kế hoạch kinh tế dài hạn, phân công sản xuất theo hướng chuyên ngành trong phạm vi các nước XHCN, đẩy mạnh mua bán và trao đổi hành hoá, phát triển công nghiệp,nông nghiệp, giao thông vận tải, khoa học – kỹ thuật.
* Tác dụng:
– Giúp đỡ, thúc đẩy các nước XHCN phát triển về kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật đẩy mạnh công cuộc xây dựng CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Nửa đầu năm 1970 các nước trong khối SEV sản xuất được:3,5% sản phẩm công nghiệp thế giới, nhịp độ tăng trung bình hàng năm 10%.
– Hạn chế “khép kín cửa” không hoà nhập với nền kinh tế thế giới đang ngày tăng.
2. Quan hệ hợp tác về quân sự chính trị: Tổ chức liên minh phòng thủ Vacsava.
* Hoàn cảnh thành lập:
– Năm 1955 các nước thành viên khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) đã đưa Tây Đức gia nhập khối quân sự NATO,biến Tây Đức thành một lực lượng xung kích chống Liên Xô,CHDC Đức và các nước XHCN. Làm cho hoà bình và an ninh thế giới của các nước Châu Âu bị uy hiếp nghiêm trọng.
– Trước tình hình đó nước XHCN ở Đông Âu đã tổ chức Hội nghị ở Vacsava ký kết “Hiệp ước hữu nghị,hợp tác và tương trợ” Vacsava vào ngày 14/5/1955.
* Mục đích:
– Nhằm giữ gìn an ninh của các nước thành viên, duy trì hoà bình ở Châu Âu và củng cố hơn nữa tình hữu nghị, hợp tác và tương trợ giữa các nước thành viên XHCN.
– Các nước thành viên thoả thuận trong trường hợp một hay nhiều nước tham gia hiệp ước bị tấn công quân sự, an ninh đất nước bị uy hiếp. Các nước tham gia hiệp ước có nhiệm vụ giúp đỡ nước bị tấn công bằng mọi phương tiện có thể có, dùng lực lượng vũ trang.
– Quyết định thành lập Bộ chỉ huy các lực lượng vũ trang chung, cử nguyên soái. Liên Xô Kônhép làm Tổng tư lệnh lực lượng vũ trang chung của khối Vacsava.
* Tính chất: Là một liên minh phòng thủ về quân sự- chính trị của Liên Xô và các nước Đông Âu nhằm chống lại âm mưu gây chiến xâm lược của khối quân sự NATO do đế quốc Mỹ cầm đầu.
* Vai trò:
– Trở thành một đối trọng với khối quân sự NATO, giữ gìn hoà bình ở Châu Âu và giữ vững nền độc lập, an ninh của các nước XHCN Đông Âu.
– Góp phần thúc đẩy thống nhất trang bị, hiện đại hoá và tăng cường sức mạnh lực lượng vũ trang của các nước. Hình thành chiến lược cân bằng về sức mạnh quân sự giữa các nước XHCN với các nước đế quốc chủ nghĩa vào đầu những năm 1970.
– Năm 1991 sau sự biến động chính trị to lớn ở Đông Âu và sau việc thoả thuận chấm dứt “Chiến tranh lạnh ” giữa những người đứng đầu hai nước Xô – Mỹ tổ chức Vacsava không còn thích hợp với tình hình mới và tuyên bố giải tán.
3. Các mối quan hệ giữa Liên Xô, các nước Đông Âu và các nước XHCN.
* Liên Xô – Trung Quốc:
– 2/1950 Xô- Trung ký kết “Hiệp ước hữu nghị liên minh tương trợ Xô- Trung” nhằm chống mọi âm mưu tấn công xâm lược CNĐQ bên ngoài, Liên Xô giúp Trung Quốc chuyên gia, kỹ thuật để khôi phục và phát triể kinh tế.
– Năm 1960 tình hình Xô- Trung căng thẳng, đối đầu. Đến năm 1969 xung đột vũ trang giữa quân đội hai nước đã nổ ra ở biên giới Xô – Trung.
– Năm 1989 Xô -Trung bình thường hoá quan hệ.
* Liên Xô – Đông Âu (Anbani).
– Từ những năm 1960 trở đI quan hệ Liên Xô – Anbani trở nên căng thẳng, đối đầu hai bên cắt đứt mối quan hệ Anbani rút khỏi Hiệp ước Vacsava và SEV.
– Năm 1991 Liên Xô – Anbani bình thường hoá quan hệ trở lại.
* Liên Xô – Triều Tiên, Cu Ba, Việt Nam:
– Các nước trên đã nhận sự giúp đỡ đắc lực của Liên Xô và các nước XHCN khác góp phần quan trọng để nhân đân các nước đánh bại CNĐQ, CNTD cũ và mới giành độc lập dân tộc và tiến lên xây dựng CNXH. Mối quan hệ Trung Quốc, Việt Nam từ năm 1992 trở lại đây cứng bình thường hoá trở lại.