PHẦN I: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
Chuyên đề 1: LIÊN XÔ VÀ CÁC NƯỚC ĐÔNG ÂU
I. Những thành tựu chủ yếu của Liên Xô trong công cuộc xây dựng CNXH từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX.
1. Bối cảnh lịch sử:
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, tuy là nước thắng trận, nhưng Liên Xô bị chiến tranh tàn phá nặng nề về người và của… bên cạch đó còn phải làm nhiệm vụ giúp đỡ các nước XHCN anh em và phong trào cách mạng thế giới. Bên ngoài, các nước đế quốc đứng đầu là Mỹ tiến hành bao vây về kinh tế, cô lập về chính trị, phát động “chiến tranh lạnh”, chạy đua vũ trang, chuẩn bị một cuộc chiến tranh nhằm tiêu diệt liên Xô và các nước XHCN.
Tuy vậy, Liên Xô có thuận lợi: có được sự lãnh đạo của ĐCS và Nhà nước Liên Xô, nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình để xây dựng lại đất nước.
2. Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến những năm 70 của TK XX, Liên Xô đạt được nhiều thành tựu to lớn về mọi mặt:
– Hoàn cảnh Liên Xô khi bước ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai: bị tàn phá nặng nề : hơn 27 triệu người chết, 1710 thành phố 70000 làng mạc, 32000 nhà máy xí nghiệp , 65000 km đường sắt bị tàn phá. So với các nước khác tham gia vào cuộc chién tranh thế giới thứ hai thì Liên Xô là nước chịu thiệt hại nặng nề nhất . Mặc dù bước ra khỏi cuộc chiến tranh với tư thế của người chiến thắng nhưng Liên Xô đứng trước muôn vàn khó khăn thử thách.
+ Đứng trước tình hình đó Đảng và nhà nước Liên Xô đã đề ra kế hoạch tiến hành khôi phục và phát triển kinh tế thông qua kế hoạch 5 năm lần thứ tư (1946- 1950). Đất nước Liên Xô có nhiều biến đổi, đời sống nhân dân được cải thiện, xã hội ổn định, trình độ học vấn của người dân được nâng cao.
– Thành tựu:
+ Mặc dù còn gặp nhiều khó khăn, thử thách nhưng với sự nỗ lực hết mình của toàn Đảng toàn dân, đặc biệt là các tầng lớp nhân dân Liên Xô đã lao động quên mình quyết tâm thực hiện tốt kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế sau chiến tranh. Nhờ đó chỉ sau chưa đầy 5 năm Liên Xô đã hoàn thành xong kế hoạch trước thời hạn là 4 năm 3 tháng.
+ Về sản xuất công nghiệp: Năm 1950: sản xuất công nghiệp của Liên Xô tăng 73% so với trước chiến tranh( kế hoạch dự định tăng 48%), 6200 nhà máy xí nghiệp được phục hồi và xây dựng mới đưa vào hoạt động.
+ Nông nghiệp: sản lượng vượt mức trước chiến tranh.
+ Khoa học kỹ thuật: Năm 1949: Chế tạo thành công bom nguyên tử phá vỡ thế độc quyền về bom nguyên tử của Mỹ , đây là một bước tiến vượt bậc của nền khoa học quân sự Xô viết.
* Về Quân sự: từ năm 1972 qua một số hiệp ước, hiệp định về hạn chế vũ khí chiến lược, Liên Xô đã đạt được thế cân bằng chiến lược về quân sự nói chung, hạt nhân nói riêng so với Mĩ và phương Tây.
* Về Đối ngoại: thực hiện chính sách đối ngoại hoà bình, tích cực ủng hộ phong trào cách mạng thế giới và các nước xã hội chủ nghĩa.
Sau khoảng 30 năm không ngừng được nâng cao.
* Ý nghĩa:
Uy tín và địa vị quốc tế của Liên Xô được đề cao, Liên Xô trở thành trụ cột của các nước XHCN, là thành trì của hoà bình, là chỗ dựa cho phong trào cách mạng thế giới.
Làm đảo lộn toàn bộ chiến lược toàn cầu phản cách mạng của đế quốc Mỹ và đồng minh của chúng.
II. Quá trình khủng hoảng và tan rã của Liên bang Xô viết.
1. Bối cảnh lịch sử:
Năm 1973, thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng dầu mỏ. Để thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng, các nước tư bản đã tìm cách cải cách về kinh tế, thích nghi về chính trị, nhờ đó thoát ra khỏi khủng hoảng. Tuy nhiên, ban lãnh đạo Đảng và Nhà nước Liên Xô đã chậm trễ trong việc đề ra cải cách cần thiết nên bước sang những năm 80 của thế kỉ XX, nền kinh tế Liên Xô ngày càng lún sâu vào tình trạng khó khăn, trì trệ, khủng hoảng.
Năm 1985, Goóc-ba-chốp lên nắm quyền lãnh đạo Đảng và Nhà nước Xô Viết và tiến hành cải tổ. Cuộc cải tổ được tuyên bố như một cuộc cách mạng nhằm sửa chữa những sai lầm trước kia, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng và xây dựng một CNXH theo đúng bản chất và ý nghĩa nhân văn đích thực của nó.
2. Nội dung công cuộc cải tổ:
Về chính trị – xã hội: thực hiện chế độ Tổng thống nắm mọi quyền lực, thực hiện đa nguyên về chính trị, xoá bỏ chế độ một đảng, tuyên bố dân chủ và công khai mọi mặt.
Về kinh tế: đưa ra nhiều phương án nhưng chưa thực hiện được gì. Kinh tế đất nước vẫn trượt dài trong khủng hoảng.
3. Kết quả:
Công cuộc cải tổ gặp nhiều khó khăn, bế tắc. Suy sụp kinh tế kéo theo suy sụp về chính trị. Chính quyền bất lực, tình hình chính trị bất ổn, tệ nạn xã hội tăng, xung đột sắc tộc luôn sảy ra, nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô chia rẽ…
Ngày 19 tháng 8 năm 1991, một cuộc đảo chính nhằm lật đổ Tổng thống Goóc-ba-chốp nổ ra nhưng thất bại, hệ quả là Đảng Cộng sản Liên Xô bị đình chỉ hoạt động, Chính phủ Xô Viết bị giải tán, 11 nước Cộng hoà tách khỏi Liên bang Xô Viết, thành lập Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG). Ngày 25 tháng 12 năm 1991, Tổng thống Goóc-ba-chốp từ chức, chế độ XHCN ở Liên Xô bị sụp đổ.