Phần ba: Lịch sử thế giới cận đại
Chương I: Các cuộc cách mạng tư sản ( từ giữa thế kỷ XVI đến cuối thế kỷ XVIII )
Bài 29: CÁCH MẠNG HÀ LAN VÀ CÁCH MẠNG ANH
MỤC TIÊU BÀI HỌC
Sau khi học xong bài học yêu cầu HS cần nắm được:
Bài học giúp HS hiểu rằng, cuộc đấu tranh của nhân dân hà Lan lật đổ vương triều Tây Ban Nha từ giữa thế kỷ XVI là một cuộc cách mạng tư sản đầu tiên của thời kỳ Lịch sử cận đại thế giới. Cách mạng tư sản Anh (thế kỷ XVIII) là sự tiếp tục cuộc tấn công vào chế độ phong kiến châu Âu, mở đường cho lực lượng sản xuất tư bản phát triển.
NỘI DUNG BÀI HỌC
Giai đoạn hậu kỳ trung đại (thế kỷ XV – XVII), chế độ phong kiến khủng hoảng, suy vong. Giai cấp tư sản tuy mới ra đời nhưng đã nhanh chóng khẳng định thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh của mình. Cuộc đấu tranh của giai cấp tư sản chống chế độ phong kiến thể hiện trước hết trên lĩnh vực tôn giáo, văn hoá, nghệ thuật… là bước dọn đường cho những cuộc cách mạng tư sản không thể tránh khỏi ở tây Âu. Nhưng vì sao, những cuộc cách mạng tư sản sớm nổ ra ở “vùng đất thấp” và xứ sở “sương mù” Ý nghĩa của những sự kiện đó đối với tiến trình của Lịch sử nhân loại ra sao? Chúng ta sẽ nghiên cứu làm sáng tỏ vấn đề này trong bài học hôm nay.
1. Cách mạng Hà Lan
– Từ đầu thế kỷ XVI Nêđéclan là một trong những vùng kinh tế TBCN phát triển nhất châu Âu.
– Giai cấp tư sản Nêđéclan ra đời, thế lực kinh tế ngày càng lớn mạnh.
– Tháng 8 / 1566 nhân dân miền Bắc Nêđéclan khởi nghĩa, lực lượng phát triển mạnh, làm chủ nhiều nơi.
– Năm 1609 Hiệp định đình chiến dược ký kết, nhưng đến năm 1648 mới được công nhận độc lập.
Ý nghĩa:
+ Là cuộc cách mạng tư sản đầu tiên trên thế giới.
+ Mở đường cho chủ nghĩa TB Hà Lan phát triển.
+ Mở ra thời đại mới – bùng nổ các cuộc cách mạng tư sản.
+ Hạn chế: Quan hệ sản xuất phong kiến còn tồn tại ở một số nơi, nhân dân không được hưởng quyền lợi Kinh tế, Chính trị.
2. Cách mạng tư sản Anh
a. Tình hình nước Anh trước cách mạng
Kinh tế: đầu thế kỉ XVII, nền kinh tế nước Anh phát triển nhất Châu Âu.
– Sự phát triển của công trường thủ công dần lấn át phường hội. Sản phẩm tăng nhanh về số lượng và chất lượng kích thích hoạt động ngoại thương phát triển nhất là ngành len dạ, buôn bán nô lệ da đen.
– Sự phát triển ngành len dạ kéo theo sự phát triển của nghề nuôi cừu. Do vậy một bộ phận quý tộc Anh chuyển sang kinh doanh hàng hoá theo hướng TBCN, trở thành quý tộc mới.
Xã hội: Tư sản, quý tộc mới giàu lên nhanh chóng.
Chính trị: Chế độ phong kiến kìm hãm lực lượng sản xuất TBCN.
-> Cách mạng bùng nổ.
b. Diễn biến của cách mạng:
(theo dõi niên biểu nắm sự kiện chính)
+ Năm 1642 – 1648: nội chiến ác liệt (Vua – Quốc hội).
+ Năm 1449: xử tử vua, nước công hoà ra đời, cách mạng đạt đến đỉnh cao.
+ 1653: Nền độc tài được thiết lập (một bước tụt lùi).
+ Năm 1688: Quốc hội tiến hành chính biến, sau đó chế độ quân chủ lập hiến được xác lập.
Vì sao cách mạng Anh có sự thoả hiệp giữa Quốc hội với lực lượng phong kiến cũ?
Vì sao nói cách mạng Anh là cuộc cách mạng bảo thủ?
Điểm quan trọng mà HS nhận thức sâu sắc về thái độ hai mặt của giai cấp tư sản Anh. Khi chưa đủ mạnh, vì lợi ích của giai cấp mình, chúng không chỉ lừa phỉnh quần chúng đứng lên tranh đấu chống chế độ phong kiến, mà còn lôi kéo cả một bộ phận quý tộc mới (từng là kẻ thù của mình trước đó) tạo nên một liên minh chính trị mới. Khi cách mạng thành công, giai cấp tư sản phản bội lại quần chúng cách mạng, đồng thời củng cố liên minh quý tộc – tư sản bằng việc thiết lập một thể chế chính trị Quân chủ lập hiến. Nhà vua “trị vì” mà không “cai tri” vì không có thực quyền. Quyền lực chính trị tập trung trong tay Quốc Hội lập hiến của giai cấp tư sản. Dù còn có những hạn chế nhất định song sách mạng tư sản Anh vẫn có ý nghĩa trọng đại đối với Lịch sử thế giới.
c. Ý nghĩa
Lật đổ chế độ phong kiến, mở đường cho CNTB ở Anh phát triển.
Mở ra thời kỳ quá độ từ chế độ Phong kiến sang chế độ tư bản.