Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV

Bài 20: XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HOÁ DÂN TỘC TRONG CÁC THẾ KỶ X – XV

Từ sau ngày giành độc lập, trải qua gần 6 thế kỷ lao động và chiến đấu nhân dân Việt Nam đã xây dựng cho mình một nền văn hoá đa dạng, phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc. Để thấy được những thành tựu văn hoá, nhân dân ta xây dựng được từ thế kỷ X – XV, chúng ta cùng tìm hiểu bài 20.

I. TƯ TƯỞNG TÔN GIÁO

– Bước sang thời kỳ độc lập trong bối cảnh có chủ quyền độc lập các tôn giáo được du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc có điều kiện phát triển.

– Nho Giáo:

+ Nho giáo lúc đầu cũng chưa phải là một tôn giáo mà là một học thuyết của Khổng Tử (ở Trung Quốc). Sau này một đại biểu của nho học là Đông Trung Thư đã dùng thuyết âm dương dùng thần học để lý giải biện hộ cho những quan điểm của Khổng Tử biến Nho học thành một tôn giáo (Nho giáo).

+ Tư tưởng quan điểm của Nho giáo: đề cao những nguyên tắc trong quan hệ xã hội theo đạo lý “Tam cương, ngũ thường” trong đó Tam cương có 3 cặp quan hệ Vua – Tôi, Cha – Con, Chồng – Vợ.

Ngũ thường là: Nhân, nghĩa, lễ trí, tín  (5 đức tính của người quân tử).

+ Nho giáo du nhập vào nước ta từ thời Bắc thuộc bước sang thế kỷ phong kiến độc lập có điều kiện phát triển.

+ Thời Lý, Trần : Nho giáo đã dần trở thành hệ tư tưởng chính thống của giai cấp thống trị, chi phối nội dung giáo dục, thi cử song không phổ biến trong nhân dân.

Lý giải: Những quan điểm, tư tưởng của Nho Giáo đã quy định một trật tự, kỷ cương, đạo đức phong kiến rất quy củ, khắt khe, vì vậy giai cấp thống trị đã triệt để lợi dụng Nho giáo để làm công cụ thống trị, bảo vệ chế độ phong kiến. Còn với nhân dân chỉ tiếp thu khía cạnh đạo đức của Nho giáo. Nhà Lê sơ Nho giáo trở thành độc tôn vì lúc này Nhà nước quân chủ chuyên chế đạt mức độ cao, hoàn chỉnh.

– Phật Giáo:

+ Thời Lý – Trần được phổ biến rộng rãi, chùa chiền được xây dựng ở khắp nơi , sư sãi đông.

+ Thời Lê sơ Phật giáo bị hạn chế, thu hẹp, đi vào trong nhân dân.

II. GIÁO DỤC, VĂN HỌC, NGHỆ THUẬT

1. Văn học

– Cả 10 thế kỷ bắc thuộc của nhân dân ta không được học hành, giáo dục không ai quan tâm, khi đó ở Trung Quốc giáo dục đã được coi trọng từ thời Xuân Thu (thời Khổng Tử – Khổng Tử được coi là ông tổ của nghề dạy học của Trung Quốc).

– Bước vào thế kỷ độc lập, Nhà nước phong kiến đã quan tâm đến giáo dục.

Việc dựng bia tiến sĩ có tác dụng gì?

Việc làm này có tác dụng khuyến khích học tập đề cao những người tài giỏi cần cho đất nước.

Tác dụng của giáo dục đào tạo người làm quan, người tài cho đất nước, nâng coa dân trí, song không tạo điều kiện cho phát triển kinh tế.

2. Phát triển văn học.

– Phát triển mạnh từ thời nhà trần, nhất là văn học chữ Hán. Tác phẩm tiêu biểu: Hịch tướng sĩ.

– Từ thế kỷ XV văn học chữ Hán và chữ Nôm đều phát triển .

– Đặc điểm:

+ Thể hiện tinh thần dân tộc, lòng yêu nước, tự hào dân tộc.

+ Ca ngợi những chiến công oai hùng, cảnh đẹp của quê hương đất nước.

3. Sự phát triển của nghệ thuật.

+ Kiến trúc phát triển chủ yếu ở giai đoạn Lý – Trần – Hồ thế kỷ X – XV theo hướng Phật giáo gồm chùa, tháp, đền.

+ Bên cạnh đó có những công trình kiến trúc ảnh hưởng Nho giáo: Cung điện, thành quách, thành Thăng Long.

+ Điêu khắc: Gồm những công trình chạm khắc, trang trí ảnh hưởng của Phật giáo và Nho giáo vẫn mang những độc đáo riêng.

+ Nghệ thuật sân khấu ca múa, nhạc mang đậm tính dân gian truyền thống.

– Nhận xét:

+ Văn hoá Đại Việt thế kỷ X – XV phát triển phong phú đa dạng.

+ Chịu ảnh hưởng của yếu tố ngoài xong vẫn mang đậm tính dân tộc và dân gian.

4. Khoa học kỹ thuật.

Yêu cầu HS đọc SGK lập bảng thống kê các thành tựu khoa học kỹ thuật X – XV theo mẫu.