Bài 1: Sự xuất hiện của loài Người và bầy Người nguyên thủy

CHƯƠNG I: XÃ HỘI NGUYÊN THỦY

Bài 1: SỰ XUẤT HIỆN LOÀI NGƯỜI VÀ BẦY NGƯỜI NGUYÊN THỦY

I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

1. Kiến thức:

Giúp học sinh hiểu những mốc và bước tiến trên chặng đường dài, phấn đấu qua hàng triệu năm của loài người nhằm cải thiện đời sống và cải biến bản thân con người.

2. Kĩ năng:

Phân tích, đánh giá và tổng hợp những đặc điểm của loài người, làm việc với tranh ảnh…

3. Thái độ:

Thấy được vai trò to lớn của lao động trong tiến trình phát triển của xã hội loài người, từ đó giáo dục Hs lòng yêu lao động.

II. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Sự xuất hiện loài người và đời sống bầy người nguyên thủy:

a) Nguồn gốc:

– Loài người do một loài vượn chuyển biến thành nhờ lao động qua một thời gian dài (hàng triệu năm ):

  + 6 triệu năm trước: vượn cổ xuống đất.

  + 4 triệu năm trước: tiến hóa thành người tối cổ.

  + Địa điểm phát hiện dấu tích,  đặc điểm của Người tối cổ : Đông Phi, Indonexia, Trung Quốc, Việt Nam

b) Đời sống vật chất của Người tối cổ:

+ Công cụ đá thô sơ, biết tạo ra lửa.

+ Phương thức sống: Săn bắt – hái lượm

+ Quan hệ quần thể của Người tối cổ được gọi là bầy người nguyên thủy

2. Người tinh khôn và óc sáng tạo:

– Nhờ quá trình lao động, khoảng 4 vạn năm trước đây Người tinh khôn xuất hiện, có cấu tạo cơ thể, hình dáng như con người ngày nay.

– Óc sáng tạo: Là sự sáng tạo trong cải tiến công cụ đá và biết chế tác nhiều công cụ mới:

  + Ghè 2 mặt, mài sắc, nhẵn, đục lỗ, tra cán…

  + Công cụ mới: Lao, cung tên, chài lưới, đan lát…

3. Cuộc cách mạng thời đá mới:

– Thời kì đá mới bắt đầu từ khoảng 1 vạn năm trước đây.

– Cuộc sống con người có nhiều thay đổi lớn lao:

  + Trồng trọt, chăn nuôi.

  + Mặc quần áo bằng da thú.

  + Làm nhạc cụ.

→ Cuộc sống ổn định hơn, bớt lệ thuộc vào tự nhiên → ngày càng tiến bộ hơn.