Bài 22: Dân số và sự gia tăng dân số ( Phần II – Chương V )

PHẦN II: ĐỊA LÝ KINH TẾ – XÃ HỘI – CHƯƠNG V: ĐỊA LÝ DÂN CƯ 

BÀI 22: DÂN SỐ VÀ SỰ GIA TĂNG DÂN SỐ

I- Dân số thế giới và tình hình phát triển dân số thế giới

1- Dân số thế giới:

– Năm 2001 là 6.137 triệu người

– Giữa năm 2005 là 6.477 triệu người.

– Quy mô dân số các nước khác nhau.

2- Tình hình phát triển dân số thế giới

– Thời gian dân số tăng thêm 1 tỷ người và thời gian dân số tăng gấp đôi ngày càng rút ngắn.

+ Thời kỳ 1804 – 1827 dân số từ 1 tỷ lên 2 tỷ người (cần 123 năm)

+ Thời kỳ 1987 – 1999 dân số từ 5 tỷ lên 6 tỷ người (chỉ cần 12 năm)

+ Thời gian tăng gấp đôi: 123 năm còn 47 năm.

–> Tốc độ gia tăng dân số nhanh, quy mô ngày càng lớn.

II- Gia tăng dân số:

1- Gia tăng tự nhiên:

a/ Tỷ suất sinh thô:

– Tương quan giữa số trẻ em được sinh ra trong năm so với số dân trung bình ở cùng thời điểm.

– Đơn vị: o/oo

– Tỷ suất sinh thô xu hướng giảm mạnh, ở các nước phát triển giảm nhanh hơn.

b/ Tỷ suất tử thô:

– Tương quan giữa số người chết trong năm so với số dân trung bình cùng thời điểm

– Đơn vị: o/oo

– Tỷ suất tử thô giảm dần. Nước phát triển có chiều hướng tăng lên.

c/ Tỷ suất gia tăng dân số tự nhiên:

– Là sự chênh lệch giữa tỷ suất sinh thô và tử thô.

– Đơn vị: o/oo

– Là động lực tăng dân số.

– Có 4 nhóm:

+ Tg  0%: Nga, Đông Âu

+ Tg = 0,1-0,9%: Bắc Mỹ, Úc, Tây Âu

+ Tg = 1 – 1,9%: Việt Nam, Trung Quốc, Ấn Độ.

+ Tg 3%: Công Gô, Mali, Yêmen

d/ Ảnh hưởng của tình hình tăng dân số với sự phát triển kinh tế – xã hội.

– Sức ép kinh tế – xã hội – môi trường

2- Gia tăng cơ học:

– Sự chênh lệch giữa số người xuất cư và nhập cư.

– Trên phạm vi toàn thế giới, nó không ảnh hưởng đến dân số.

3- Gia tăng dân số:

– Bằng tổng số giữa tỷ suất gia tăng tự nhiên và tỷ suất gia tăng cơ học.

– Đơn vị o/oo