Bài 21: Quy luật Địa đới và phi địa đới

BÀI 21: QUY LUẬT ĐỊA ĐỚI VÀ PHI ĐỊA ĐỚI

 I. Quy luật địa đới

1. Khái niệm

– Là sự thay đổi có quy luật của tất cả các thành phần địa lí và cảnh quan địa lí theo vĩ độ.
– Nguyên nhân: Do trái đất hình cầu và bức xạ mặt trời tạo  góc nhập xạ của Mặt Trời đến bề mặt trái đất thay đổi từ xích đạo về hai cực.

2. Biểu hiện của quy luật.

a. Sự phân bố các vòng đai nhiệt trên Trái Đất
Các vòng đai                          Vị trí
 Giữa các đường đẳng nhiệtKhoảng vĩ tuyến
Nóng200C của 2 bán cầu300B đến 300N
Ôn hòa200C và 100C của tháng nóng nhất300 đến  600 ở cả hai bán cầu
LạnhGiữa 100 và 00 của tháng nóng nhấtỞ vòng đai cận cực của 2 bán cầu
Băng giá vĩnh cửuNhiệt độ quanh năm dưới 00CBao quanh cực
b. Các đai khí áp và các đới gió trên Trái Đất

– 7 đai khí áp:
+ 3 đai áp thấp: 1 ở xích đạo, 2 ở ôn đới.
+ 4 đai áp cao: 2 cận chí tuyến, 2 ở cực.
– 6 đới gió: 2 mậu dịch, 2 ôn đới, 2 Đông cực.

c. Các đới khí hậu trên Trái Đất

Có 7 đới khí hậu chính: xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt, ôn đới, cận cực, cực.

d. Các nhóm đất và các kiểu thảm thực vật:

– Có 10 nhóm đất từ cực đến xích đạo.
– Có 10 kiểu thảm thực vật từ cực đến xích đạo.
– Tuân thủ theo quy luật địa đới.

II. Quy luật phi địa đới

1. Khái niệm

– Là quy luật phân bố không phụ thuộc vào tính chất phân bố theo địa đới của các thành phần địa lí và cảnh quan.
– Nguyên nhân:
+ Nguồn năng lượng bên trong Trái Đất phân chia bề mặt Trái Đất thành lục địa, đại dương, núi cao.

2. Biểu hiện của quy luật.

 Khái niệmNguyên nhânBiểu hiện
Quy luật đai caoSự thay đổi có quy luật của các thành phần tự nhiên theo độ cao địa hìnhGiảm nhanh nhiệt độ theo độ cao, sự thay đổi độ ẩm, lượng mưaPhân bố vành đai đất, thực vật theo độ cao
Quy luật địa ôSự thay đổi các thành phần tự nhiên và cảnh quan theo kinh độ– Sự phân bố đất liền và biển, đại dương -> Khí hậu lục địa bị phân hóa từ đông sang tây

– Núi chạy theo hướng kinh tuyến

Thay đổi thảm thực vật theo kinh độ