Bài 2: Một số phương pháp biểu hiện các đối tượng địa lý trên bản đồ

ĐỊA LÍ 10- PHẦN MỘT: ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN – CHƯƠNG I: BẢN ĐỒ

BÀI 2: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP BIỂU HIỆN CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐỊA LÝ TRÊN BẢN ĐỒ

1- Phương pháp ký hiệu:

a/ Đối tượng biểu hiện:

Biểu hiện các đối tượng được phân bố theo những điểm cụ thể. Ký hiệu được đặt chính xác vào vị trí phân bố của đối tượng.

b/ Các dạng ký hiệu:

– Ký hiệu hình học.

– Ký hiệu chữ.

– Ký hiệu tượng hình.

c/ Khả năng biểu hiện

– Vị trí phân bố của đối tượng.

– Số lượng, quy mô, chất lượng.

– Động lực phát triển của đối tượng.

2- Phương pháp ký hiệu đường chuyển động

a/ Đối tượng biểu hiện:

Biểu hiện sự di chuyển của các đối tượng, hiện tượng tự nhiên, KT-XH.

b/ Khả năng biểu hiện:

– Tốc độ, khối lượng của đối tượng.

– Hướng di chuyển.

3- Phương pháp chấm điểm:

a/ Đối tượng biểu hiện:

Biểu hiện các đối tượng phân bố không đồng đều bằng những điểm chấm có giá trị như nhau.

b/ Khả năng biểu hiện:

– Sự phân bố của đối tượng.

– Số lượng của đối tượng.

4- Phương pháp bản đồ, biểu đồ:

a/ Đối tượng biểu hiện:

Biểu hiện các đối tượng phân bố trong những đơn vị phân chia lãnh thổ bằng các biểu đồ đặt trong đơn vị lãnh thổ đó.

b/ Khả năng biểu hiện:

– Số lượng, chất lượng của đối tượng.

– Cơ cấu của đối tượng.