Bài 10 – Tiết 3: Kinh tế Liên bang Nga ( tiếp )

Địa lí 11 – B: ĐỊA LÍ KHU VỰC VÀ QUỐC GIA

Bài 10. LIÊN BANG NGA (tiếp theo)

 Tiết 3. KINH TẾ (tiếp theo)

II. Các ngành kinh tế

1. Công nghiệp

– Công nghiệp là ngành xương sống của nền kinh tế.

– Cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng:

+ Công nghiệp truyền thống: Khai thác khoáng sản, năng lượng, luyện kim, khai thác gỗ và sản xuất bột giấy.

+ Công nghiệp hiện đại: điện tử-tin học, hàng không, vũ trụ, quân sự…

– Tình hình phát triển:

+ Sản lượng nhiều sản phẩm công nghiệp tăng.

+ Công nghiệp dầu khí là ngành mũi nhọn, đứng đầu thế giới về sản lượng khai thác dầu mỏ và khí tự nhiên.

+ Là cường quốc về công nghiệp vũ trụ, nguyên tử, công nghiệp quốc phòng.

– Phân bố: Các trung tâm công nghiệp phân bố tập trung ở đồng bằng Đông Âu, Tây Xi-bia, dọc các tuyến giao thông quan trọng.

2. Nông nghiệp

– Điều kiện thuận lợi: quỹ đất nông nghiệp lớn, khí hậu ôn đới và cận nhiệt.

– Nông sản chủ yếu: lúa mì, củ cải đường, cây ăn quả, bò, lợn, cừu….

– Sản lượng nhìn chung tăng.

– Phân bố: chủ yếu ở đồng bằng Đông Âu, đồng bằng Tây Xi-bia.

3. Dịch vụ

– Giao thông phát triển đủ loại hình, đang được nâng cấp.

– Kinh tế đối ngoại: Rất quan trọng.

+ Giá trị xuất khẩu tăng, là nước xuất siêu.

+ Hơn 60 % hàng xuất khẩu là nguyên liệu, năng lượng.

– Có tiềm năng du lịch lớn.

– Các ngành dịch vụ khác phát triển mạnh.

– Các trung tâm dịch vụ lớn: Mát-xcơ-va, Xanh-pê-téc-pua…

III. Một số vùng kinh tế quan trọng

1. Vùng trung ương:

– Phát triển nhất, tậpu trng nhiều ngành công nghiệp, sản xuất nhiều lương thực, thực phẩm.

– Có thủ đô Mát-xcơ-va.

2. Vùng trung tâm đất đen:

  Đất đen thuận lợi phát triển nông nghiệp, phát triển mạnh công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp phục vụ nông nghiệp.

3. Vùng U-ran:

– Giàu tài nguyên.

– Công nghiệp phát triển.

– Nông nghiệp còn hạn chế.

4. Vùng Viễn Đông:

– Giàu tài nguyên.

– Phát triển công nghiệp khai thác khoáng sản, khai thác gỗ, đánh bắt và chế biến hải sản.

– Là vùng kinh tế phát triển để hội nhập khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

IV. Quan hệ Nga – Việt trong bối cảnh mới

– Quan hệ truyền thống ngày càng được mở rộng, hợp tác toàn diện. Việt Nam là đối tác chiến lược của Liên Bang Nga.

– Kim ngạch buôn bán hai chiều đạt 3,3 tỉ đô la.