Ra ma buộc tội
( Trích Ramayana- Sử thi Ấn Độ )
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
1.Nguồn gốc tác phẩm.
Theo truyền thuyết câu chuyện về hoàng tử Ra ma được lưư truyền trong dân gian từ xưa về sau được tu sĩ Bàla môn tên là Vamiki – người có nguồn cảm hứng đặc biệt và trí nhớ kì lạ ghi lại bằng văn vần bằng tiếng Xăngcrít vào khoảng thế kỉ III trước công nguyên.
2. Xuất xứ đoạn trích
Ở chương 78 (gặp gỡ) tác giả đã dự báo cuộc tái ngộ của Rama và Xita có điều không bình thường. Điều không bình thường đó thể hiện qua không khí chuẩn bị và tâm trạng chờ đợi gặp gỡ của Rama và Xita. Tâm trạng của hai người không giống nhau, có phần đối nghịch nhau. Cứu được Xita giải phóng đảo lanka, tiêu diệt kẻ thù đúng lúc hết hạn đi đày => nếu tác phẩm dừng lại ở đây thì chỉ là một sử thi bình thường => tác giả đa xtạo ra bước ngoặt lớn trong quá trình diễn biến truyện ở chương 79.=> không khí gặp gỡ giống như một phiên tòa thật nặng nề và cũng từ đây tâm trạng của nhân vật được bộc lộ sắc nét nhất.
3. Vị trí đoạn trích: Khúc ca thứ 6 chương 79
4. Bố cục
Đoạn 1: … Ra-va-na đâu có chịu được lâu”: cơn giận dữ và diễn biến tâm trạng của Rama.
Đoạn 2: còn lại: tự khẳng định mình và diễn biến tâm trạng của Xita.
5. Đại ý: Miêu tả quá trình diễn biến tâm trạng của hoàng tử Rama và Xita sau khi Rama cứu được Xita.
II. ĐỌC HIỂU
1.Diễn biến tâm trạng của Rama
– Cùng với sự giú đỡ của những người bạn hảo hán như Ha nu man (tướng khỉ) và Vi-phi sa-na (em quỷ vương Va-ra-na từng khuyên anh trả Xita cho Rama không được chàng từ bỏ người anh sang chiến đấu bên phe Rama).
– Rama nói với tất cả mọi người. Đó là anh em bạn hữu với quân đội của loài khỉ Va na ra
Rama khẳng định chiến thắng và tài năng của mình.
Rama bộc lộ rõ lý tưởng chiến đấu, sức mạnh của cả cộng đồng.
– Tự đề cao sức mạnh chiến đấu, người anh hùng Rama còn bộc lộ thái độ, tâm trạng :
“Thấy người đẹp với gương mặt bông sen, với những cuộn tác lượn sóng đứng trước mặt mình, lòng Rama đau như dao cắt”
– Giải quyết xong xung đột lớn có tính cộng đồng, Rama tự giải quyết xung đột cá nhân. => nghi ngờ đức hạnh của Xita => tính ích kỉ bộc lộ dần dần.
– Ngôn ngữ và diễn biến tâm trạng của Rama :
Gọi Xita bằng lời lẽ không bình thường: “Hỡi phu nhân cao quý” => ngôn ngữ thiếu sự âu yếm chân thành mà lạnh lùng kênh kiệu.
Rama nói với Xita trước mặt mọi người: “Phải biết chắc điều này: chẳng phải vì nàng mà ta đánh thắng kẻ thù với sự giúp đỡ của bạn bè. Ta làm điều đó vì nhân phẩm của ta, để xoá bỏ vết ô nhục, để bảo vệ uy tín và danh dự của dòng họ lừng lẫy tiếng tăm của ta. Nay ta phải nghi ngờ tính cách của nàng. Vì nàng đã lưu lại nhà một kẻ xa lạ. Giờ đây nàng đang đứng trước mặt ta nhưng trông thấy nàng ta không chịu nổi, chẳng khác nào ánh sáng đối với một kẻ đau mắt”. Như vậy từ sự tức giận ghen tuông đến nghi ngờ đức hạnh. “Người đã sinh trưởng trong một gia đình cao quý có thể nào lấy về một người vợ từng sống trong nhà một kẻ khác. Đơn giản mụ ta là một vật để yêu đương”.
“Ta không cần đến nàng nữa, nàng muốn đi đâu tuỳ ý”.
=>Mâu thuẫn giữa danh dự dòng họ và tình yêu
=> Từ sự nghi ngờ trinh tiết, đức hạnh đến việc Rama không nhận và ruồng bỏ Xita => sỉ nhục Xita bằng cách gợi ý nàng đến với bất cứ một người khác.
Rama sinh trưởng trong một gia đình quý tộc đã dám hy sinh tình yêu vì bổn phận người anh hùng, một ông vua mẫu mực => Ruồng bỏ Xi ta trước hết vì danh dự dòng họ sau vì ghen tuông
Chàng yêu hết mình nhưng cũng ích kỉ, ghen tuông cực độ, có lúc oai phong lẫm liệt nhưng cũng có lúc tầm thường nhỏ nhen, có lúc cương quyết rắn rỏi nhưng có lúc mềm yếu. Bản chất cái tôi có lúc sáng/ tối; tốt /xấu; thiện/ ác luôn tồn tại trong con người Rama.
– Trước hành động của Xita.
Thái độ của Rama khi Xita bước lên giàn lửa thiêu không nói một lời => tỏ thái độ kiên quyết, dám hy sinh tình yêu để bảo vệ danh dự.
Hãy nhìn vào thái độ cử chỉ của chàng “Rama vẫn ngồi, mắt dán xuống đất lúc đó nom chàng khủng khiếp như thần chết vậy”
Chúng ta cần hài hoà giữa danh dự bổn phận và tình cảm riêng trong Rama. Thực lòng Rama không khinh thường Xita nhưng vì trước đông đủ mọi người chàng không muốn gánh chịu những tai tiếng nên nổi cơn giận dữ, tính chất cộng đồng trong sử thi là ở chỗ đó.
Đoạn trích đẩy nhân vật Rama vào tình Ramaàhuống ngặt nghèo đòi hỏi có sự lựa chọn quyết liệt. Danh dự hay tình yêu tuy cáchg lựa chọn chưa thấu tình đạt lý nhưng bộc lộ phẩm chấtàchọn danh dự cao quý của một anh hùng, một đức vua mẫu mực.
=> Dù là quân vương (thần thánh) nhưng Rama cũng chỉ là một con người => ngòi bút của tác giả thật sắc sảo, tinh tế. Oâng đã lột tả được một Rama rất người khiến cho nhân vật sử thi vượt qua mọi ước lệ cứng nhắc và khuôn sáo.
2.Diễn biến tâm trạng của Xita.
Trước lời lẽ buộc tội của Rama Xita đã thể hiện thái độ và tâm trạng qua nét mặt, lời lẽ, hành vi .
“Khiêm nhường đứng trước Rama” bộc lộ niềm vui và hạnh phúc của nàng sau khi được Rama cứu khỏi vòng tay của quỷ vương.
Sự tức giận và thái độ lời lẽ của Rama => Xita ngạc nhiên đến sững sờ “mở tròn đôi mắt đẫm lệ” và “đau đớn đến nghẹt thở như một cây dây leo bị vòi voi quật nát” , nước mắt nghẹn ngào.
Xita nói với Rama bằng sự thanh minh và khẳng định tấm lòng chung thuỷ của mình :Số phận của thiếp đáng chê trách. .Nhưng cái gì nằm trong sự kiểm soát của thiếp, tức trái tim thiếp đây là thuộc về chàng.
Điều ấy có nghĩa một người phụ nữ mềm yếu làm sao cưỡng lại được sức mạnh quyền lực của quỷ dữ. Chỉ có tái tim và tình yêu của nàng vẫn dành cho Rama. Phải chăng Xita muốn khẳng định tấm lòng chung thuỷ của mình. Xita không dừng lại ở đó, nàng phê phán Rama bằng những lời lẽ hết sức cụ thể :
“Hồi chàng phai Ha-nu-man tới dò tin tức về thiếp, có sao chàng không gửi cho thiếp lời nhắn nhủ chàng từ bỏ thiếp” và “Chàng chẳng cần phải mạo hiểm để có thể nguy hại đến thân mình và bạn hữu của chàng khỏi phải chịu những phiền muộn đau khổ”. Lời trách móc ấy mạnh mẽ hơn: “Hỡi đức vua! Như một người thấp hèn bị cơn giày vò, người đang nghĩ về thiếp như một phụ nữ tầm thường” và “vì không thể suy xét cho đúng đắn, chàng đã không hiểu được bản chất của thiếp. Chàng không nghĩ đến vì sao hồi thanh niên chàng cưới thiếp”.
Ta nhận thấy diễn biến trong tâm trạng của nàng : từ mừng rỡ đến ngạc nhiên ;từ tin yêu đén thất vọng; từ bối rối đến điềm tĩnh; từ đau khổ đến tuyệt vọng => một người phụ nữ bản lĩnh, đáng khâm phục.
Nàng nói với Lắc-ma-na (em trai của Rama) => bình thản bước vào giàn hoả sau khi cầu nguyện thần lửa chứng giám.
Nghi lễ thử lửa là sự kiểm chứng đức hạnh con người nên Xita chỉ còn cách bước lên ngọn lửa thiêu để thể hiện lòng chung thuỷ của mình.
Thần lửa Anhi không xâm phạm đến nàng mà trong ngọn lửa thân hình nàng lại càng rực rỡ hơn như đoá sen nở xoè, khoe nhị vàng toả hương thơm ngát.
Xita nhảy vào giàn hoả thiêu là chi tiết mang tính huyền thoại.=> càng làm cho con người nhân cách của Xita thêm toả sáng.Nàng không chết => (tăng thêm tính bi hùng cho sử thi) nàng không bị lửa thiêu vì phẩm chất của nàng. Lửa thử vàng. Nàng đúng là vàng mười
3. Nghệ thuật
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật.
Tính cách của Rama: trọng danh dự, hy sinh cả tình yêu.
Xita: chứng minh, khẳng định tấm lòng thuỷ chung nên đã hy sinh tình yêu. Cả hai đều hy sinh tình yêu để bảo vệ danh dự và nhân phẩm.
Tác phẩm mang đậm đà tính giáo huấn, tính xung đột gắy gắt về đạo lý, tính đa dạng về hệ thống nhân vật.
III. TỔNG KẾT.
“Rama buộc tội” đặt nhân vật vào tinh thế thử thách ngặt nghèo đòi hỏi sự lựa chọn quyết liệt, bộc lộ sâu sắc bản chất con người. Rama vào sinh ra tử, chiến đấu với quỷ dữ giành lại người vợ yêu quí nhưng cũng dám hy sinh tình yêu vì danh dự, bổn phận một người anh hùng, một đức vua mẫu mực. Như một người vợ lý tưởng xứng đáng với Rama Xita cũng sẵn sàng đem thân mình thử lửa để chứng minh tình yêu và đức hạnh thuỷ chung.
Tác giả đã miêu tả xung đột tâm lý của Rama và XiTa trong cuộc gặp lại đầy thử thách và éo le. Tâm trạng hai người cứ biế đổi theo nhịp điệu đối thoại. Đỉnh điểm của xung đột là cảnh Xita nhảy vào lửa, mâu thuẫn được cởi nút. Tính cách của Ra ma và Xita ở đây cũng được khẳng định nhất quán.
Qua đoạn trích ta hiểu một vài nét đặc trưng trong cách thể hiện nhân vật anh hùng của sử thi Ấn Độ .Bắt buộc xảy ra chiến tranh, nhưng tác phẩm không coi trọng miêu tả chiến tranh mà miêu tả xung đột giữa cái thiện và cái ác, đạo lý và phi đạo lý. Rama là người anh hùng hiện diện cho cái thiện và đạo lý. Quỷ vương là hiện diệncho cái xấu, phi đạo lý. Đoạn trích đã thể hiện tính xung đột găy gắt về đạo lý.
Rama xuất hiện từ thế giới thần linh, mang yếu tố nửa người, đã xuất hiện nhiều trong thần thoại và truyền thuyết cùng với Xita và Ha-nu-man.
Qua nhân vật anh hùng Rama, ta nhận thấy sử thi Ấn Độ nặng về giáo huấn. Đó là trọng danh dự sẵn sàng hy sinh tình yêu, đem thân bảo vệ đạo lý lẽ phải.