Những giá trị cơ bản của Văn học dân gian

I. NHỮNG GIÁ TRỊ CƠ BẢN CỦA VĂN HỌC DÂN GIAN QUA CÁC TÁC PHẨM ĐÃ HỌC.

1. Giá trị nội dung

– Phản ánh chân thực cuộc sống lao động , chiến  đấu để dựng nước và giữ nước của dân tộc.

– Thể hiện truyền thống dân chủ và tinh thần nhân văn của nhân dân.

– Bộc lộ đời sống tâm hồn phong phú, tinh tế và sâu sắc của nhân dân.

– Tổng kết những tri thức, kinh nghiệm của nhân dân về mọi lĩnh vực trong mối quan hệ giữa con người  với tự nhiên, xã hội và chính bản thân mình.

2. Giá trị nghệ thuật

– Xây dựng được những mẫu hình nhân vật đẹp, tiêu biểu cho truyền thống quý báu của dân tộc.

Ví dụ: Đăm Sănàtinh thần bất khuất, dũng cảm,…

– VHDG là nơi hình thành nên những thể loại văn học cơ bản và tiêu biểu của dân tộc do nhân dân lao động sáng tạo nên. VHDG là “kho” lưu trữ những thành tựu ngôn ngữ nghệ thuật.

II. VAI TRÒ VÀ TÁC DỤNG CỦA VHDG TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA XÃ HỘI VÀ TRONG NỀN VĂN HỌC DÂN TỘC.

1. Vai trò và tác dụng trong đời sống tinh thần của xã hội.

– VHDG nêu cao những bài học về phẩm chất tinh thần, đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc: tinh thần nhân đạo, lòng lạc quan,…

– VHDG góp phần quan trọng bồi dưỡng cho con người những tình cảm tốt đẹp, cách nghĩ, lối sống tích cực và lành mạnh.

2. Vai trò và tác dụng trong nền văn học dân tộc.

– Nhiều tác phẩm VHDG đã trở thành những mẫu mực về nghệ thuật của thời đại đã qua mà các nhà văn cần học tập để sáng tạo nên những tác phẩm có giá trị.

VD: Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nguyễn Khuyến, Tố Hữu,…

– VHDG mãi mãi là ngọn nguồn nuôi dưỡng, là cơ sở của văn học viết về các phương diện đề tài, thể loại, văn liệu,..