ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ II – VĂN LỚP 8
A. Trọng tâm ôn tập
I. Phần văn bản:
– Hệ thống hoá kiến thức các văn bản đã học trong chương trình theo các mục sau: Thứ tự – Tác giả, tác phẩm – Thể loại – Nội dung – Đặc sắc về nghệ thuật.
– Cụm văn bản thơ:
+ Thơ mới lãng mạn: Nhớ rừng, Ông đồ, Quê hương
+ Thơ cách mạng: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng, Đi đường, Khi con tu hú
– Cụm văn bản nghị luận:
+ Nghị luận trung đại: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Nước Đại Việt ta, Bàn luận về phép học.
+ Nghị luận hiện đại: Thuế máu, Đi bộ ngao du
– Kịch: Ông Giuốc Đanh mặc lễ phục
II. Phần Tiếng Việt
- Câu nghi vấn, câu cầu khiến, câu cảm thán, câu trần thuật, câu phủ định: Đặc điểm hình thức và chức năng? Cho ví dụ?
- Hành động nói? Một số kiểu hành động nói thường gặp? Cách thực hiện hành động nói?
- Vai xã hội và lượt lời trong hội thoại
- Lựa chọn trật tự trong câu
III. Phần Tập làm văn: Văn bản nghị luận
Nghị luận về một vấn đề XH hoặc một vấn đề VH, kết hợp với yếu tố biểu cảm, tự sự và miêu tả.
B. Dạng câu hỏi và đề luyện tập:
- Học thuộc lòng các bài thơ của HK II.
- Tóm tắt hệ thống luận điểm của các VB: Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Đi bộ ngao du, Thuếmáu
- Viết bài giới thiệu về các TG: Trần Quốc Tuấn, Ng.Trãi, NAQuốc – HCM, Thế Lữ, Tế Hanh.
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về một số đoạn thơ:
a. Nỗi khao khát nhớ rừng của con hổ.(hoặc nỗi ngao ngán của con hổ trước thực tại cuộc sống nơi vườn bách thú.)
b. Niềm cảm thương chân thành của nhà thơ Vũ Đình Liên trước cảnh ngộ của ông đồ. (hoặc: Ông đồ, cái di tích tiều tuỵ, đáng thương của một thời tàn đang dần trở thành dĩ vãng)
c. Tâm tình quê hương tha thiết trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh. (Hình bóng quê hương trong nỗi nhớ thương của người con xa xứ.)
d. Tâm hồn thi nhân đầy lãng mạn của Bác trong bài thơ “Ngắm trăng”. (Hai câu đầu bài thơ Ngắm trăng đã vẽ lên một cảnh ngộ, một tâm trạng và một vẻ đẹp làm say đắm lòng người.)
e. Cảnh đồng quê vào hè trong cảm nhận tinh tế của người chiến sĩ cộng sản trẻ tuổi.
5. Viết đoạn văn nêu cảm nhận về những nội dung sau:
a. Hình tượng vị chủ tướng Trần Quốc Tuấn trong bài Hịch tướng sĩ.
b. Điểm chung giống nhau giữa 3 văn bản “Chiếu dời đô”, “Hịch tướng sĩ”, “Nước Đại Việt ta”.
c. Số phận thảm thương của những người dân thuộc địa trong các cuộc chiến tranh phi nghĩa. (Bộ mặt giả nhân giả nghĩa của CNTD Pháp trong cách đối xử với những người dân thuộc địa.)
d. Nghệ thuật trào phúng sắc sảo của NAQuốc trong “Chiến tranh và người bản xứ”.
đ. C/minh: Trong văn bản “Thuế máu” cảm hứng trào phúng không tách rời cảm hứng trữ tình.
e. Tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc – đanh.
g. Nhân vật Đôn – Kihô tê và ông Giuốc – Đanh đều rất đáng cười. Cái đáng cười ở mỗi nhân vật là gì? Tác giả muốn hướng thái độ của người đọc như thế nào đối với mỗi nhân vật ấy?
6. Một số đề văn:
*Đề 1: Sự phát triển của ý thức độc lập và tinh thần tự hào dân tộc qua Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ và Nước Đại Việt ta.
*Đề 2: Chứng minh rằng: “Nước Đại Việt ta” tràn đầy lòng tự hào dân tộc.
* Đề 3: Cho đoạn “Nay các ngươi nhìn chủ nhục… đến các ngươi bị sẽ bị bắt, đau xót đến chừng nào!” Hãy làm sáng tỏ nội dung: “Bao trùm lên đoạn trích là tấm lòng băn khoăn lo lắng đối với vận mệnh của đất nước.
* Đề 4: Cảm nhận của em về vẻ đẹp tâm hồn Bác qua 3 bài thơ: Tức cảnh P.Bó, Ngắm trăng, Đi đường.
*Đề 5: Khao khát tự do của nhân vật trữ tình qua hai bài thơ Nhớ rừng (Thế Lữ) và Khi con tu hú (Tố Hữu).
*Đề 6: Dựa vào bài “Đi bộ ngao du” của Ru – Xô, hãy viết một bài văn chứng minh: “Đi bộ mang lại cho ta nhiều lợi ích thiết thực”.
*Đề 7: Tình yêu quê hương, thiên nhiên đất nước qua 3 bài thơ: Ngắm trăng, Quê hương và Khi con tu hú.
*Đề 8: Tham quan du lịch với cuộc sống.
*Đề 9: Trang phục, đồng phục đối với HS ở lứa tuổi học đường.