Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

Luyện tập xây dựng và trình bày luận điểm

I. Kiến thức cơ bản

Khi trình bày luận điểm trong bài văn nghị luận, cần chú ý.

  1. Thể hiện rõ ràng, chính xác của luận điểm trong câu chủ đề.
  2. Tìm đủ các luận cứ cần thiết. Tổ chức lập luận theo 1 trật tự hợp lý để làm nổi bật luận điểm. Các nhiệm vụ chủ yếu của việc trình bày luận điểm là:

+ Nêu luận điểm ( viết câu chủ đề của đoạn văn)

+ Trình bày luận cứ để làm sáng tỏ luận điểm.

+ Phối hợp giữa nêu luận điểm và trình bày luận cứ.

+ Chuyển đoạn.

  1. Diễn đạt trong sáng, hấp dẫn để làm cho sự trình bày luận điểm có sức thuyết phục.

II – Luyện tập.

Bài 1: Cho đoạn văn và trả lời các câu hỏi .

Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có các dân tộc thiểu số anh em tham gia. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đinh Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình. Trong cuộc khởi nghĩa Hùng Lĩnh, Tống Duy Tân cũng được Cầm Bá Thước giúp sức. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách mạng cũng ở Việt Bắc, ở giữa đồng bào thiểu số.

1.Câu nào là câu chủ đề của đoạn văn trên?

A. Hà Văn Mao, Cầm Bá Thước đã đem quân giúp Đình Công Tráng trong cuộc khởi nghĩa Ba Đình.

B. Trong các cuộc khởi nghĩa chống Pháp, đều có các dân tộc thiểu số anh em tham gia.

C. Hoàng Hoa Thám chống Pháp được gần ba mươi năm ở Yên Thế, cũng là do Hoàng đã biết dựa vào đồng bào miền núi.

D. Rồi đến Cách mạng tháng Tám, trước ngày Tổng khởi nghĩa và trong thời kháng chiến chống Pháp, căn cứ địa của cách Mạng cũng ở việt Bắc ở giữa đồng bào thiểu số.

Câu 2. Đoạn văn trên được triển khai theo kiểu gì?

A. Song HànhC. Diễn dịch
B. Quy nạpD. Tổng – phân – hợp

Câu 3: Đoạn văn trên gồm có mấy luận cứ.

A. Có 3 luận cứC. Có 5 luận cứ
B. Có 4 luận cứD. Có 6 luận cứ

Câu 4: Các luận cứ trên được sắp xếp theo một trình tự như thế nào?AD. Theo trình tự diễn biến trước sau của sự việc.

B. Theo vai trò chính phụ của sự việc.

C. Theo sự phân bố của các địa điểm diễn ra sự việc.

D. Cả A,B,C đều sai.

Bài 2 . Có một đoạn văn  :

Ca dao là tiếng hát ru bé thơ vào giấc ngủ ngọt ngào. Ca dao cho trẻ em những bài đồng dao vui vẻ. Lớn lên thì sử dụng những bài hát câu hò khi lao động, lúc hội hè; yêu nhau thì hát dao duyên, buồn đau thì cất lời than thân, ghét thói hư tật xấu thì đặt bài ca châm biếm. Khi nhắm mắt xuôi tay thì nghe bài ca tang lễ.

a. Vì sao nói đoạn văn trên được trình bày theo phép song hành?

b. Dựa vào đó viết thành đoạn văn có cách trình bày diễn dịch.

Bài 3: Trong Bàn luận về phép học ( La Sơn Phu Tử Nguyên Thiếp), luận điểm chính( Phương pháp học) có hệ thống luận điểm phụ như sau:

– Tuần tự tiến lên từ thấp đến cao.

– Học rộng, nghĩ sâu, biết tóm lược những điều cơ bản, cốt yếu nhất.

– Học phải biết kết hợp với hành.

Dựa vào đó, hãy viết một đoạn theo phép tổng – phân – hợp, để chứng tỏ rằng những ý kiến đó đến nay vẫn đúng.

Bài 4:

a. Đoạn văn sau đây viết theo phép lập luận nào?

Tiếng Việt của chúng ta rất đẹp; đẹp như thế nào, đó là điều rất khó nói. Chúng ta không thể nói tiếng ta đẹp như thế nào cũng như ta không thể nào phân tích cái đẹp của ánh sáng, của thiên nhiên. Nhưng đối với chúng ta là người Việt Nam, chúng ta cảm thấy và thưởng thức một cách tự nhiên cái đẹp của tiếng nước ta, tiếng nói của quần chúng nhân dân trong ca dao và nhân dân, lời văn của các nhà văn lớp. Có lẽ tiếng Việt của chúng ta đẹp bởi vì tâm hồn của người Việt Nam ta rất đẹp, bởi vì đời sống, cuộc đấu tranh của nhân dân ta từ trước tới nay là cao quý, là vĩ đại , nghĩa là rất đẹp.

( Phạm văn Đồng, Tiếng Việt giàu và đẹp)

b. Viết nối tiếp một đoạn văn tổng – phân – hợp, làm rõ luận điểm: Có thể thấy tâm hồn rất đẹp ấy trong thơ ca – Tinh hoa tiếng Việt – của những nhà thơ lớn.

Bài 5. Cho đoạn văn:

Văn học Việt Nam thời trung đại, giai đoạn từ thế kỉ X đến thế kỷ XV là giai đoạn văn học phát triển trong hoàn cảnh trỗi dậy của ý thức tự cường dân tộc sau ngàn năm Bắc thuộc, nhà nước phong kiến tự chủ ra đời. Tuy còn non trẻ, nhưng văn học viết của ta đã trưởng thành nhanh chóng trong ý thức vươn lên dựng nước và liên tiếp chiến thắng giặc ngoại xâm phương Bắc;  Hán, Tống, Nguyên, Minh để bảo vệ non sông. Bởi vậy, một trong những nét đặc sắc có tính truyền thống của văn học thời kì này là phản ánh sâu đậm lòng yêu nước, tinh thần tự hào dân tộc, tự hào về quốc gia độc lập, thống nhất, có một nền văn hiến lâu đời, có những trang lịch sử oai hùng, tự tin vào sức mạnh chiến thắng mọi kẻ thù. Đó là đặc điểm sâu sắc nhất của tâm hồn Việt Nam.

a.Theo em, đoạn văn trên có vị trí nào trong toàn văn bản?

b. Viết nối tiếp đoạn văn trình bày luận điểm tiếp theo.

Bài 6: Phát hiện và sửa chỗ sai trong lập luận của những đoạn văn sau:

a. Trong lịch sử chống ngoại xâm, nước ta đã có biết bao tên tuổi sáng mãi sử xanh. Hai Bà Trưng phất cờ khởi nghĩa đánh tan quân Thái thú Tô Định. Ngô Quyền đánh đuổi quân Nam Hán. Cửa biển Bạch Đằng ba lần lừng lẫy chiến công. Rồi Lê Lợi nếm mật nằm gai hàng chục năm, cuối cùng đã đuổi sạch quân Nguyên. Còn Trần Hưng Đạo thống lĩnh toàn quân ba lần tiêu diệt quân Minh bảo vệ “ non nước nghìn thu”. Và ải Chi Lăng trở thành cửu tử của quân xâm lược phương Bắc.

b. Nhân dân ta ngày nay vẫn thể hiện tốt tinh thần “lá lành đùm lá rách” ấy. Ta đã từng thấy rất nhiều thôn xóm, phố phường xây dựng quỹ khuyến học để giúp các em học sinh nghèo, quỹ giúp đỡ người nghèo. Bây giờ chúng ta đã có nhiều cách để giúp đỡ người nghèo, người gặp khó khăn hoạn nạn. Chúng ta nên hằng năm tham gia phong trào “ Nối vòng tay lớn”: do Đài truyền hình tổ chức. Tôi và bạn tuy nhỏ tuổi cũng có thể ủng hộ đồ dùng học tập, sách vở, quần áo cho các bạn học sinh vùng lũ lụt.

Bài 7: Cho luận điểm sau:

“ Trần Quốc Tuấn có một lòng yêu nước nồng nàn, sâu sắc”

– Dựa vào bài “ Hịch tướng sĩ” hãy xây dựng các luận cứ và viết thành đoạn văn tổng – phân – hợp.

——————————–

GỢI Ý

Bài 2.b. Để xác định được chủ đề của đoạn, chú ý đến các từ ngữ : bé thơ, trẻ em, lớn lên, nhắm mắt xuôi tay.

Bài 3. Để phát triển được các luận cứ đó, nên liên tưởng đến quá trình nhận thức của em trong học tập để lí giải ích lợi của những phương pháp học đó. Liên hệ thêm thực tế để có ví dụ minh hoại rõ sự thể hiện cụ thể của từng phương pháp; vừa suy nghĩ vừa tự đặt câu hỏi để “bật ra” ý kiến (ví dụ: “ Học đi đôi với hành” có lợi gì cho quá trình tiếp thu và củng cố kiến thức? Muốn “ Học” kết hợp “ Hành” phải làm gì? Ví dụ minh hoạ “Học đi đôi với hành” trong môn sinh học…)

Bài 4. Tìm trong các bài thơ đã học của Trần Nhân Tông, Nguyễn Trãi, Hồ CHí Minh ( Ngữ văn 7, ngữ văn 8) để viết về tâm hồn các nhà thơ đó biểu hiện bằng những lời thơ rất đẹp về ngôn từ, hình ảnh…

Bài 5. Câu chủ đề ( đứng đầu đoạn) nói về các tên tuổi sáng chói lịch sử là nói về con người. Hãy tìm xem đoạn viết có lẫn sang ý khác.

Xem xét tính chính xác của kiến thức lịch sử.

b. Căn cứ vào câu chủ đề: Thực hiện lá lành đùm lá rách thì phần phát triển luận điểm phải là những dẫn chứng về những thực tế nhân dân đã làm, không phải những gì nên làm. Hãy tìm những luận cứ lạc chủ đề đó để sửa. Khi sửa cần bổ sung nhưng việc làm cụ thể, những số liệu có sức thuyết phục.

Bài 7: Tham khảo các luật cứ sau:

– Thức tỉnh tinh thần trách nhiệm, ý thức dân tộc của tướng sĩ.

+ Chỉ ra tình hình nguy ngập của đất nước: loạn lạc, gian nạn.

+ Vạch trần tội ác của kẻ thù: hành động ngang ngược, bản chất tham lam và dã tâm xâm lược của kẻ thù: Lưỡi các diều, “ thân dê chó”, “ hổ đói”.

– Trực tiếp bày tỏ nỗi lòng, tâm sự của mình.

+ Nỗi đau đơn và căm thù mãnh liệt, quên ăn, không ngủ “ruột đau như cắt, nước mắt đầm”.

– ý chí quyết tâm tiêu diệt giặc ngoại xâm “ Xả thịt, lột da , nuốt gan, uống máu”, nguyện đem“ trăm thân”, nghìn xác “để đền nợ nước”