Bài luận về phép học

Luyện đề Bài luận về phép học

Bài 1:

 Câu 1: Bàn luận về phép học được trích dẫn từ đâu?

A. Bài cáo của vua Quang TrungC. i hịch của Nguyễn Thiếp
B. Bài tấu của Nguyễn ThiếpD. Bài tấu của Nguyễn Trãi

 

Câu 2: Bài tấu của Nguyễn Thiếp gửi vua Quang Trung được viết vào năm nào?

A.1789C.1791
B.1790D.1792

Câu 3: Quan niệm của Nguyễn Thiếp về mục đích chân chính của việc học là gì?

A. Học để làm người có đạo đứcC.Học để góp phần làm hưng thịmh đất nước
B.Học để trở thành người có tri thứcD.Gồm cả A,B và C

Câu 4: Phương thức biểu đạt chính được sử dụng ở văn bản Bàn luận về phép học?

A.Tự sựC.Nghị luận
B. Biểu cảmD.Thuyết minh

Câu 5: Nhận định nào nói đúng nhất ý nghĩa của câu “Người ta đua nhau lối học hình thức cầu danh lợi, không còn biết đến tam cương, ngũ thường”?

A. Phê phán lối học sách vở, không gắn với thực tiễn.

B. Phê phán lối học thực dụng, hòng mưu cầu danh lợi.

C.Phê phán lối học thụ động, bắt chước.

D. Cả A,B,C đều sai.

Câu 6: Tác hại lớn nhất của những lối học mà tác giả phê phán?

A. Làm cho “Nước mất nhà tan”.

B.Làm cho đạo lí suy vong.

C. Làm cho “Nền chính học bị thất truyền”.

D. Làm cho nhân tài bị thui chột.

Câu 7: Câu nào dưới đây có ý nghĩa tương đương câu “ theo điều học mà làm” trong bàn luận về phép học

A. Học ăn, học nói, học gói, học mở.

B. ăn vóc học hay

C. Học đi đôi với hành.

D. Đi một ngày đàng, học một sàng khôn.

Câu 9: Hoàn thành sơ đồ thể hiện lập luận của đoạn trích bàn về phép học.

Câu 10: Các “Phép học” mà Nguyễn Thiếp bàn luận đến trong bài tấu của mình là những phép nào?

A. Học tuần tự từ những điều đơn giản tới những điều phức tạp.

B. Học rộng nắm gọn những vấn đề cơ bản.

C. Học phải áp dụng vào thực tế, học đi đôi với hành.

D. Gồm ý A, B,C.

Câu 11: Câu văn nào thể hiện rõ nhất tác dụng của các “ phép học” mà Nguyễn Thiếp nêu lên?

A. Hoạ may kẻ nhân tài mới lập được công, nhà nước nhờ thế mà vững yên.

B. Đạo học thành thì người tốt nhiều: Người tốt nhiều thì triều đình ngay ngắn mà thiên hạ thịnh trị.

C. Nước mất, nhà tan đều do những điều tệ hại ấy.

D. Gồm câu A và B.

Câu 12: ý nghĩa của chủ đề trong đoạn văn nghị luận trình bày luận điểm là gì?

A. Thể hiện rõ ràng, chính xác nội dung của luận điểm.

B. Thể hiện một phần nội dung của luận điểm.

C. Trình bày luận điểm sinh động hấp dẫn.

D. Cả A,B,C đều sai.

Bài 2: Tư tưởng tiến bộ của tác giả thể hiện ở những điểm nào.

Bài 3: Tác giả đã đưa ra những “ phép học” nào? Em có nhận xét gì về những “Phép học” ấy?

Bài4: Từ bài tấu này, em có suy nghĩ về mục đích và phương pháp của bản thân?

———GỢI Ý ———–

Bài 1:  C – B – A- D – B- B – B- C-A- D

Bài 2 Tư tưởng tiến bộ của Nguyễn Thiếp thể hiện qua các phương diện:

– Cần phải loại bỏ lối học chuộng hình thức, cầu danh cầu lợi cho cá nhân.

– Việc học phải được phổ biến rộng rãi.

– Việc học phải bắt đầu từ những kiến thức cơ bản, học phải có phương pháp, học đi đôi với hành.

– Mục đích cao nhất: vì dân, vì nước.

Bài 3 Phép học của Nguyên Thiếp đưa ra gồm:

– Học theo từng cấp.

– Học rộng rồi tóm gọn lấy tinh chất.

– Học đi đôi với hành.

Bài 4: Bàn luận về phép học được viết theo  thể tấu. Tấu là  lời của thần dân tâu lên vua chúa để trình bày sự việc, đề nghị, ý kiến. Như vậy, tấu khác với chiếu,  cáo, hịch (là lời của bề trên ban xuống kẻ dưới).

Bài văn có bố cục sau:

– Phần 1: Nêu lên mục đích  chân chính của việc học.

– Phần 2: Phê phán những cách học sai lầm.

– Phần 3: Khẳng định quan điểm và phương pháp đúng đắn trong việc học.