Luyện đề Thuế Máu

Luyện đề Thuế máu

I. Vài nét về tác phẩm:

– Trong khoảng 20 năm đầu TK XX, tình hình TG có nhiều biến động: các nước đế quốc thi nhau vơ vét, cướp bóc của cải, làm cho ND các nước thuộc địa lâm vào cảnh cùng quẫn, tủi nhục. Hơn nữa, để tranh giành ảnh hưởng lẫn nhau, chúng gây ra cuộc chiến tranh TG lần thứ I, khiến cho hàng triệu người điêu đứng, đẩy họ vào lò lửa chiến tranh thảm khốc. Nhưng bên cạnh đó, làn sóng CM cũng đang dâng lên mạnh mẽ ở nhiều nước khác nhau.

– “Bản án chế độ TD Pháp” được viết bằng tiếng Pháp. TP gồm 12 chương và phần phụ lục Gửi thanh niên Việt Nam. Mỗi chương viết về một chủ đề và tất cả hợp lại thành một bản cáo trạng phong phú, sâu sắc về tội ác của CNTD, sự khốn cùng của người dân nô lệ ở các nước thuộc địa. Toàn bộ tác phẩm toát lên lòng căm thù mãnh liệt của t/giả trước tội ác tày trời của bọn TD, đế quốc, thể hiện lòng cảm thông và tình yêu sâu sắc của NAQ đ/với n/dân các nước thuộc địa.

– Về phương diện nghệ thuật, “Bản án chế độ TD Pháp” vừa đảm bảo tính chính xác của một bản án, vừa thể hiện một tư duy NT mới mẻ, bút pháp châm biếm, đả kích sắc sảo, đa dạng.

– “Thuế máu” là chương I của “Bản án chế độ TD Pháp”. Trong đtrích này, NAQ đã vạch trần tội ác của chủ nghĩa TD bằng những tư liệu xác thực và bằng ngòi bút châm biếm, trào phúng sắc sảo. Giọng điệu của đvăn vừa đanh thép vừa chua chát, mỉa mai.

II. Luyện tập:

Bài 1:

1. Mục đích của NAQ khi viết “Bản án chế độ TD Pháp” là gì?

A. Sáng tác một tác phẩm văn học có giá trị cả về nội dung và nghệ thuật.

B. Qua tp, vạch trần bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của chính quyền TD, nói lên nỗi khổ nhục của người dân bị áp bức.

C. Rèn luyện năng lực sử dụng tiếng Pháp.

D. Để những người dân Pháp hiểu bản chất của cái gọi là “tự do – bình đẳng – bác ái” ở các nước thuộc địa là thế nào.

2. Vì sao trước năm 1941, những người dân bản xứ chỉ là “những tên An Nam mít bẩn thỉu”, “những tên da đen bẩn thỉu”, vậy mà khi chiến tranh nổ ra, họ lập tức biến thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền” của các quan cai trị?

A. Với những đóng góp lớn lao cho nước Pháp, vai trò, địa vị của họ đã thay đổi trong suy nghĩ của các quan cai trị.

B. Đó là cách xưng hô nhằm biểu hiện sự biết ơn của chính quyền TD đvới những người bản xứ vì họ đã hi sinh bao xương máu trong chiến tranh vì nước Pháp.

C. Đó chẳng qua là những từ ngữ giả dối, loè bịp của chính quyền TD nhằm khích lệ những người dân bản xứ đi làm bia đỡ đạn cho chúng.

3. Khi đề cập đến số phận bi thảm của những người dân bản xứ, tgiả viết: “Một số khác đã bỏ xác tại những miền hoang vu thơ mộng của vùng Ban-căng, lúc chết còn tự hỏi phải chăng nước mẹ muốn chiếm ngôi nguyên phi trong cung cấm vua Thổ…” Cách diễn đạt như vậy nhằm mục đích gì?

A. Làm giảm nhẹ t/chất bi thảm trong cái chết của họ.

B. Khiến cho câu văn bớt nặng nề.

C. Thể hiện sự cảm thông sâu sắc.

D. Dùng chính giọng điệu của kẻ thù để diễn tả, qua đó bộc lộ thái độ châm biếm, đả kích sâu cay.

4. Cách đặt tên phần thứ 2: “Chế độ lính tình nguyện” có ý nghĩa như thế nào?

A. Góp phần làm cho tác phẩm thêm sinh động, hấp dẫn.

B. Thể hiện rõ tính chất cuộc vận động những người dân bản xứ đi lính cho Pháp.

C. Đây cũng là 1 cách chơi chữ, thể hiện ý nghĩa châm biếm sâu cay của tgiả. Dùng một từ ngữ đẹp đẽ để đặt tên cho một hành vi tàn ác, tgiả đã phơi bày t/chất xảo trá, lừa bịp trong luận điệu của chính quyền thực dân.

D. Không hề có cái gọi là “tình nguyện” mà chỉ có những cuộc vây ráp, bắt bớ, lùng sục, cưỡng bức họ phải đi lính.

5. Khi đối diện với các quan cai trị, họ là “những đứa con yêu, những người bạn tốt” nhưng ở sau lưng (khi chỉ có các quan cai trị với nhau), họ chỉ là những “vật liệu biết nói”. Cách gọi tên như vậy thể hiện thái độ gì của chính quyền TD đối với những người dân bản xứ?

A. Miệt thị sâu sắc    C. Coi thường

B. Căm ghét              D. Giận dữ

6. Khi chiến tranh kết thúc, những binh lính gốc bản xứ đã được đối xử như thế nào?

A. Họ đều được trở về với gia đình, với quê hương bản quán.

B. Họ được chính quyền thực dân ghi công.

C. Họ được tạo những điều kiện thuận lợi để sinh sống.

D. Họ mặc nhiên trở về địa vị của “giống người hèn hạ, bẩn thỉu”, không những thế còn bị bóc lột trắng trợn.

Bài 2: “Thuế máu ” đặt ra vấn đề gì? Ba phần trong VB có mối quan hệ ntn trong việc bộc lộ chủ đề của VB?

Bài 3: Trong phần “Chiến tranh và người bản xứ”, t/giả đã gọi cuộc chiến do đ/quốc khởi xướng bằng giọng điệu nào? Thái độ của bọn TD đvới người bản xứ thay đổi ra sao trước và sau chiến tranh?

Bài 4: Tại sao tgiả lại gọi chế độ bắt lính của chủ nghĩa TD là “chế độ lính tình nguyện”? Các biện pháp, thủ đoạn bắt lính của cquyền TD được thực hiện như thế nào?

Bài 5: Trong phần “Kết quả của sự hi sinh”, người dân thuộc địa được gì, mất gì? Em có nhận xét ntn về bộ mặt thật của cquyền TD đối với họ khi chiến tranh kết thúc?

Bài 6: Chứng minh rằng: Một trong những y/tố tạo nên sức hấp dẫn của “Thuế máu” là NT châm biếm, trào phúng sắc sảo.

Bài 7: Đặc sắc NT của VB?

GỢI Ý

Bài 1: Đáp án: 1-B,2-C, 3-D, 4-C, 5-A, 6-D.

Bài 2: Thuế máu đặt ra một vấn đề hết sức nóng bỏng: cquyền TD đã tìm mọi cách biến người dân thuộc địa thành vật hi sinh phục vụ lợi ích của chúng trong cuộc chiến tranh tàn khốc. (Chiến tranh TG thứ I: 1914-1918).

Bố cục 3 phần hết sức hợp lí vì người đọc có thể nhận thấy sự tàn bạo của cquyền TD và nỗi đau khổ của người dân thuộc địa theo trình tự thời gian: trước, trong và sau cuộc chiến tranh. Trình tự này giúp cho tgiả có điều kiện bóc trần sự bịp bợm, giả nhân, giả nghĩa của cquyền TD. Lợi dụng xương máu của người dân nô lệ để tiến hành các cuộc chiến tranh phi nghĩa là một trong những tội ác đáng kinh tởm nhất của chủ nghĩa TD.

Bài 3: Tác giả đã gọi cuộc chiến tranh bằng giọng điệu mỉa mai là “Cuộc chiến tranh vui tươi” (Trong khi đó, cuộc chiến tranh phi nghĩa nào chẳng gây đau khổ cho người dân.)

Thái độ bịp bợm của CNTD được tác giả thể hiện rất sinh động:

– Trước khi cuộc chiến tranh xảy ra, người bản xứ là giống người “bẩn thỉu”, bị khinh miệt và bị đối xử tàn nhẫn như súc vật.

– Khi chiến tranh xảy ra, cquyền TD đổi giọng, lừa bịp tâng bốc họ thành những đứa “con yêu”, những người “bạn hiền”, “chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do”… Mục đích của chúng là dụ dỗ người dân vào vòng thảm khốc, biến họ thành vật hi sinh.

– Nhưng thực tế, người dân thuộc địa đã phải gánh chịu quá nhiều mất mát đau thương:

+ Phải xa quê hương, đem thân đổi lấy những vinh dự hão huyền.

+ Hoặc “phơi thây” trên chiến trường xa lạ, hoặc trở thành mồi ngon cho thuỷ quái, hoặc bị thảm sát khắp các chiến trường khác nhau…

+ ở hậu phương, những người công nhân bị vắt kiệt sức, bị những loại bệnh tật khác nhau.

Từ sự phân tích như trên, tgiả đã đưa ra một số liệu khủng khiếp: trong số 70 vạn người bản xứ tham gia chiến tranh, có tới 8 vạn người bị chết. Như vậy, trong phần “Chiến tranh và người bản xứ”, NAQ đã lột trần bộ mặt tàn ác, quỷ quyệt của CNTD và số phận thê thảm của những người dân bị đẩy vào cuộc chiến tranh phi nghĩa.

Bài 4: Gọi chế độ bắt lính của chủ nghĩa TD là “chế độ lính tình nguyện” cũng là cách nói mỉa mai vì chẳng ai “tình nguyện”. Thực chất, cquyền TD đã sử dụng các loại mánh khoé khác nhau để bắt lính:

– Lùng sục, vây bắt, cưỡng bức.

– Lợi dụng chiến tranh để xoay xở tiền bạc đối với con cái nhà giàu.

– Sẵn sàng đối xử tàn bạo đối với những người chống đối.

Trong thực tế, cquyền TD rất tàn bạo, nhưng bề ngoài, chúng luôn dùng các mĩ từ để lừa bịp ( thể hiện rõ nhất trong lời bố cáo của phủ toàn quyền Đông Dương).

Bài 5: Người dân thuộc địa chẳng được gì mà chỉ chịu nhiều mất mát, thương đau:

– Họ lập tức trở lại vị trí “bẩn thỉu” ban đầu.

– Bị lột tất cả của cải và bị đối xử như súc vật.

– Chính quyền TD phạm tội đầu độc con người khi “đền bù thiệt hại chiến tranh” bằng cách “cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện”.

Những chi tiết trên đây đã vạch trần bộ mặt tàn bạo của cquyền TD. Không những thế, tgiả còn phân tích cụ thể việc cấp môn bài bán lẻ thuốc phiện của CNTD: chỉ một việc nhưng đã phạm tới 2 tội ác đối với nhân loại.

Tóm lại, bản chất của CNTD không hề thay đổi: tàn ác, giả dối, coi thường tính mạng của nhân dân, tìm mọi cách để củng cố quyền lợi ích kỉ của chúng.

Bài 6: NT châm biếm, trào phúng được NAQ sử dụng rất hiệu quả. Điều đó thể hiện qua các phương diện:

– Hình ảnh sinh động, giàu sức biểu đạt.

– Hệ thống từ ngữ mỉa mai, giễu cợt, châm biếm được sử dụng với mật độ dày đặc.

– Giọng điệu trào phúng đặc sắc.

Bài 7: Đặc sắc NT của VB:

a. Trình tự bố cục: Bố cục 3 phần theo trình tự thời gian: trước, trong và sau cuộc chiến tranh TG I 1914-1918. Theo trình tự này, bộ mặt giả nhân, giả nghĩa trơ trẽn, bản chất độc ác của cquyền TD Pháp xung quanh việc bóc lột thuế máu được phơi bày toàn diện, triệt để. Mặt khác, thân phận thảm thương của người dân nô lệ ở các xứ thuộc địa được miêu tả một cách cụ thể, sinh động.

b. NT châm biếm, đả kích sắc sảo, tài tình:

– Xây dựng một hệ thống h/ả sinh động, giàu ấn tượng và sức mạnh tố cáo.

+ Những h/ả có tính xác thực, phản ánh chính xác tình trạng thực tế. Bản thân các h/ả ấy đã mang tính lí lẽ không thể chối cãi.

+ Các hình ảnh vừa xác thực vừa mang tính châm biếm, trào phúng sắc sảo mà xót xa. Nhiều h/ả, nhất là ở phần “Chiến tranh và người bản xứ” mang đậm cảm hứng mỉa mai chua chát, cay đắng cho số phận thảm thương của người dân thuộc địa.

+ Ngôn ngữ của tác phẩm cũng mang màu sắc trào phúng, châm biếm (con yêu, bạn hiền, chiến sĩ bảo vệ công lí và tự do, lấy máu mình tưới những vòng nguyệt quế, đem xương mình chạm nên những chiếc gậy, vật liệu biết nói,… )

– Giọng trào phúng đặc sắc:

+ Giọng điệu giễu cợt, mỉa mai (đùng một cái, ấy thế mà,..)

+ Nhắc lại những mĩ từ, những danh hiệu hào nhoáng mà cquyền TD koác cho người lính thuộc địa để đả kích bản chất lừa bịp trơ trẽn của chúng.

+ Sử dụng rất thành công giọng điệu giễu nhại, nghệ thuật phản bác (đoạn cuối phần 2). Dùng liên tiếp các câu hỏi để nêu lên các sự thực, đập lại lời lẽ bịp bợm của bọn cầm quyền.

c. Yếu tố biểu cảm:

Các h/ả được xây dựng mang tính biểu cảm cao, từ đó toát lên số phận đáng thương của người dân thuộc địa, bộ mặt giả nhân giả nghĩa, bỉ ổi của chính quyền TD. Từ hệ thống h/ả và giọng điệu của tphẩm, người đọc nhận ra lòng căm phẫn kẻ thống trị tàn ác, niềm xót xa thương cảm cho thân phận người dân nô lệ bị lợi dụng, bị bóc lột “thuế máu”.

Cquyền TD đã biến người dân nghèo khổ ở các xứ thuộc địa thành vật hi sinh để phục vụ cho lợi ích của mình trong các cuộc chiến tranh tàn khốc. NAQ đã vạch trần sự thực ấy bằng những tư liệu phong phú, xác thực, bằng ngòi bút trào phúng sắc sảo. Đtrích “Thuế máu” có nhiều h/ả giầu giá trị biểu cảm, có giọng điệu vừa đanh thép vừa mỉa mai chua chát.