Trong tiếng Anh, giới từ là một dạng từ loại có rất ít từ nhưng lại là một dạng từ loại phức tạp. Trong bài này ta sẽ học tất cả những gì nên biết về giới từ trong phạm vi tiếng Anh cơ bản.
* Định nghĩa giới từ:
-Giới từ là từ giới thiệu quan hệ không gian,thời gian hoặc quan hệ logic giữa các danh từ trong câu.
* Danh sách các giới từ cơ bản:
– Giới từ không nhiều lắm nhưng không nhất thiết phải biết hết tất cả. Chúng tôi đã bỏ bớt một số giới từ ít gặp hơn trong tiếng Anh cơ bản. Các giới từ cơ bản bao gồm:
Hai cặp từ TOO/SO và EITHER/NEITHER rất thường được dùng trong văn nói. Tuy nhiên, nhiều người học cảm thấy khó phân biệt cách dùng mỗi từ sao cho đúng. Bài này chúng ta sẽ học về 4 từ đặc biệt này.
TOO/SO, EITHER/NEITHER tất cả đều có chung nghĩa là "cũng", nhưng EITHER/NEITHER mang nghĩa phủ định, tức là "cũng không"
* TOO/SO: cặp này chỉ dùng cho câu mang nghĩa khẳng định.
– TOO: dùng cuối câu.
+ A: I LOVE YOU. (anh yêu em)
+ B: I LOVE YOU, TOO. (em cũng yêu anh)
– SO: luôn đứng đầu câu và nó phải mượn trợ động từ phù hợp đi liền sau nó và đứng liền trước chủ ngữ.
— VD 1:
+ A: I LOVE ENGLISH. (tôi yêu thích tiếng Anh)
+ B: SO DO I.(tôi cũng vậy) (do câu A nói dùng hiện tại đơn phải động từ thường, do đó trợ động từ là DO cho chủ ngữ là I)
–VD 2:
+ A: I AM A STUDENT. (tôi là sinh viên)
+ B: SO IS MY YOUNGER BROTHER (em trai tôi cũng vậy). (do câu người nói trước dùng AM, nên phải mượng IS đứng sao SO cho hợp với MY YOUNGER BROTHER, là danh từ số ít)
— VD 3:
+ A: I WENT TO LE HONG PHONG HIGH SCHOOL. (tôi đã học trường Lê Hồng Phong)
+ B: SO DID I. (tôi cũng vậy) (vì câu người nói trước dùng thì quá khứ đơn, nên trợ động từ tương ứng đặt sau SO phải là DID)
–VD 4:
+ A: I HAVE BEEN TO THAILAND. (tôi đã được đi Thái Lan)
+ B: SO HAVE I. (tôi cũng vậy) (Do câu người nói trước dùng thì hiện tại hoàn thành nên trợ động từ cần mượn để đặt sau SO phải là HAVE)
* EITHER/NEITHER: cặp này chỉ dùng trong câu mang nghĩa phủ định
– EITHER: đứng cuối câu.
A: I DON'T LIKE FISH. (tôi không thích cá)
B: I DON'T, EITHER. (tôi cũng không)
– NEITHER đứng đầu câu, mượn trợ động từ, trợ động từ đứng liền sau NEITHER và đứng liền trước Chủ ngữ.
A: I DON'T LIKE FISH. (tôi không thích cá)
B: NEITHER DO I. (tôi cũng không)
Cấu trúc này rất phổ biến, cho phép bạn đặt câu phức gồm 2 mệnh đề, mệnh đề trước THAT và mệnh đề sau THAT. Cấu trúc này có nghĩa là QUÁ…ĐẾN NỖI …
*CÔNG THỨC:
* VÍ DỤ:
+ Tính từ đằng sau không có danh từ: khi dùng tính từ thì trước SO phải là TO BE (AM/IS/ARE hay WAS/WERE hay HAS BEEN. HAVE BEEN hay HAD BEEN)
– HE IS SO RICH THAT HE CAN AFFORD TO BUY HIS OWN AIRPLANE. (Anh ấy giàu đến nỗi anh ấy có thể mua nổi máy bay riêng).
– THAT MAN IS SO FAT THAT HE CAN'T WALK. (người đàn ông ấy mập đến nỗi không thể đi lại được)
+ Tính từ đằng sau có danh từ:
khi đằng sau tính từ có danh từ thì thường là trước SO là động từ HAVE (có)
– HE HAS SO MUCH MONEY HE CAN AFFORD TO BUY HIS OWN AIRPLANE (anh ấy có nhiều tiền đến nỗi anh ấy có thể mua máy bay riêng)
– HE HAS SO MANY CHILDREN THAT HE CANNOT REMEMBER THEIR NAMES (anh ấy có nhiều con đến mức anh ấy không thể nhớ hết tên của chúng)
+ Trạng từ: khi dùng trạng từ sau SO tức là trước SO phải là động từ (trạng từ bổ nghĩa cho động từ)
– HE SPEAKS ENGLISH SO WELL THAT I THOUGHT HE WAS A NATIVE SPEAKER.(anh ấy nói tiếng Anh hay đến nỗi tôi đã tưởng anh ấy là người bản xứ)
– I LOVE YOU SO MUCH THAT I CAN DIE FOR YOU (anh yêu em nhiều đến mức anh có thể chết vì em) (MUCH có thể vừa là tính từ vừa là trạng từ)
Tựa như cấu trúc …SO …THAT …, cấu trúc này cũng có nghĩa là "quá …đến nỗi" nhưng mà là "…quá không thể…được" hoặc "…quá ….để…". Thường thì cấu trúc
…TOO…TO mang nghĩa tiêu cực, có nội dung không được người nói tán thành.
Cốt lõi của cấu trúc này là từ TOO, nằm trong cấu trúc này có nghĩa là QUÁ. ("quá" theo kiểu "thái quá", mà phàm những gì
thái quá đều không tốt).
* CÔNG THỨC:
* VÍ DỤ:
+ Tính từ:
– HE IS TOO YOUNG TO GET MARRIED. (anh ấy quá trẻ để kết hôn)
– THIS COFFEE IS TOO HOT TO DRINK. (ly cà phê này quá nóng không thể uống được)
+ Trạng từ: Khi sau TOO là trạng từ thì người ta thường không cần TO… cũng đủ nghĩa.
– YOU WORK TOO HARD (anh làm việc quá vất vả –mà như vậy là không tốt…)
* Lưu ý: ngay cả khi sau TOO là tính từ, người ta cũng không nhất thiết phải có TO…
– THIS HOUSE IS TOO EXPENSIVE (căn nhà này quá đắt tiền).
– WHEN A QUESTION SEEMS TOO EASY, IT MAY BE A TRAP. (khi câu hỏi có vẻ quá dễ thì nó có thể là một cái bẫy).