BÀI 6 + 7: ĐẤT NƯỚC NHIỀU ĐỒI NÚI
1. Đặc điểm chung địa hình VN: (AL tr6,7; tr13,14) | – Đồi núi chiếm phần lớn diện tích nhưng chủ yếu là đồi núi thấp: | – Đồi núi: chiếm 3/4 DT, ĐBằng: chiếm 1/4 DT. – ĐB và đồi núi <1000m chiếm 85%, >2000m chiếm 1% DT. | |
– Cấu trúc địa hình đa dạng: | – Tân kiến tạo làm trẻ lại và có tính phân bậc rõ. – Thấp dần từ TB xuống ĐN. – Gồm 2 hướng: TB-ĐN và hướng vòng cung. | ||
– Địa hình của vùng NĐ ẩm GM: | – Xâm thực mạnh ở miền núi. – Bồi tụ nhanh ở đồng bằng. | ||
– Địa hình chịu tác động mạnh của con người: | – Đắp đê ngăn lũ, làm thủy lợi. – Xây dựng các đô thị, hầm mỏ, giao thông,… |
2. Các khu vực địa hình.
a. Khu vực đồi núi chia làm 4 khu vực (AL trang 13,14)
+ Vùng núi Đông Bắc: (tả ngạn sông Hồng) | – Độ cao: chủ yếu núi thấp. – Hướng nghiêng chung: tây bắc – đông nam. – Hướng địa hình: vòng cung. |
– Cấu trúc: | |
+ 4 cánh cung (…), mở rộng phía bắc, phía đông, chụm lại Tam đảo. + CN, SN: Cao Bằng, Hà Giang,… + Đỉnh núi cao: Tây Côn Lĩnh 2419m, Kiều Liêu Ti 2711m. + Thung lũng sông xen giữa: Cầu, sông Thương, sông Lục Nam,… | |
+ Vùng núi Tây Bắc: (giữa sông Hồng và sông Cả) | – Độ cao: cao nhất nước. – Hướng nghiêng chung: tây bắc – đông nam. – Hướng địa hình: tây bắc – đông nam. |
– Cấu trúc: Có 3 mạch núi lớn. | |
+ Phía đông là dãy Hoàng Liên Sơn. + Phía tây là các dãy núi dọc biên giới Việt Lào (Puđenđinh, PuSamSao) + Ở giữa núi thấp xen các SN, CN đá vôi (Phong Thổ, Sín Chảy, Sơn La,) + Đỉnh núi cao: …….. + Thung lũng sông xen giữa các dãy núi: sông Đà, sông Mã, sông Chu… | |
+ Vùng núi TSB: (Sông Cả và dãy Bạch Mã) | – Độ cao: trung bình. – Hướng nghiêng chung: dốc về phía đông. – Hướng địa hình: tây bắc – đông nam. |
– Cấu trúc: Gồm các dãy núi song song và so le nhau, cao hai đầu và thấp đoạn giữa. | |
+ Phía bắc: là núi phía tây tỉnh Nghệ An. + Phía nam: là núi phía tây tỉnh Thừa Thiên Huế. + Giữa: thấp là vùng núi đá vôi Quảng Bình, Quảng Trị. + Cuối cùng là dãy Bạch Mã đâm ra biển ngăn cách với Tr Sơn Nam. + Sông ngắn, dốc về phía đông. | |
+ Vùng núi TSN: (Dãy Bạch Mã trở vào) | – Độ cao: trung bình. – Hướng nghiêng chung: dốc về phía đông. – Hướng địa hình: vòng cung. |
– Cấu trúc: + Gồm các khối núi và cao nguyên. | |
+ Phía đông: khối núi Kom Tum và Cực Nam Trung Bộ, cao đồ sộ. + Phía tây: CN ba dan (…) rộng lớn, bằng phẳng từ 500-800-1000m.
| |
– Địa hình bán bình nguyên và vùng đồi trung du: + Chuyển tiếp giáp giữa miền núi và đồng bằng. + Bán bình nguyên ở ĐNB với bậc thềm phù sa cổ cao 100m, bề mặt phủ badan cao khoảng 200m. + Đồi trung du rộng ở rìa phía bắc và phía tây ĐBSH, thu hẹp ở rìa ĐB ven biển miền Trung. |
b. Khu vực đồng bằng (AL trang 13,14)
+ Đặc điểm ĐBSH và ĐBSCL
*Giống: + Do phù sa sông bồi đắp, thềm lục địa rộng.
+ Rộng, thấp, bằng phẳng, đất màu mỡ…
* Khác nhau:
ĐBSH: | – Do S.Hồng, SThái Bình bồi đắp. – Rộng khoảng 15000km2(1,5triệu ha) – Cao ở rìa tây, tây bắc và thấp dần ra biển. – Bị chia cắt thành nhiều ô. – Có đê ngăn lũ nên trong đê không được phù sa bồi đắp hàng năm. | ĐBSCL: | – Do S. Tiền, S.Hậu bồi đắp. – Rộng 40.000km2 (4 triệu ha). – Đia hình thấp, bằng phẳng. – Mạng lưới kênh rạch chằng chịt. – Mùa lũ nước ngập sâu ở Đồng Tháp Mười, mùa cạn nước triều lấn mạnh, nhiễm mặn 2/3 diện tích. |
+ Đồng bằng ven biển miền Trung: | – Nguồn gốc: do phù sa biển bồi đắp nên đất nhiều cát, ít phù sa. – Diên tích: 15.000km2. – Hẹp ngang và bị chia cắt thành nhiều đồng bằng nhỏ ĐB S.Mã, sông Thu Bồn, sông Trà Khúc,… | |
– Địa hình phân 3 dải:
| · Giáp biển: là cồn cát, đầm phá · Giữa: là vùng thấp trũng. · Trong cùng: là đồng bằng. |
3. Ảnh hưởng của địa hình đến phát triển KT-XH
a. Khu vực đồi núi | b. Khu vực đồng bằng | ||||
*Thế mạnh: | -Khoáng sản: nhiều loại là nguyên nhiên liệu cho CN. – Rừng và đất trồng: là cơ sở phát triển nông, lâm nghiệp nhiệt đới, đa dạng hóa cây trồng. · Rừng: giàu thành phần loài với nhiều loài quí hiếm. · Cao nguyên và thung lũng: hình thành vùng chuyên canh cây CN, cây ăn quả, cây LT, chăn nuôi gia súc. · Vùng cao: trồng cây cận nhiệt, ôn đới. · Bán bình nguyên, đồi trung du: Cây CN, Cây ăn quả, Cây lương thực. – Nguồn thủy năng: sông có tiềm năng thủy điện rất lớn. – Du lịch: tham quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái… | *Thế mạnh: | – Là cơ sở phát triển NN nhiệt đới, đa dạng hóa các loại nông sản, đặc biệt là gạo. – Cung cấp các nguồn lợi thiên nhiên khác: khoáng sản, thủy sản và lâm sản. – Thuận lợi xây dựng các thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại. – Phát triển giao thông đường bộ, đường biển.
| ||
*Hạn chế: | – Khó khăn cho PT GT, khai thác TN, giao lưu KT giữa các vùng. – Thiên tai: lũ nguồn, lũ quét, sương muối, lốc, rét, xói mòn, mưa đá… tại đứt gãy sâu có nguy cơ động đất. – Vùng núi đá vôi thiếu nước và thiếu đất trồng. | *Hạn chế: | Thiên tai: gây nhiều thiệt hại. · Bão · Lụt · Hạn hán …
|