Ôn tập Văn 12: Đôi mắt – Nam Cao

Ôn Tập Văn Học 12 -Văn Học Việt Nam

ĐÔI MẮT – NAM CAO

14/- HCST – Xuất Xứ “Đôi Mắt” 

– Hoàn cảnh sáng tác : 1948 thời kì cả nước bước vào cuộc kháng chiến gian khổ khắt nghiệt, giai đoạn chuyển mình của tầng lớp văn nghệ sĩ, có nhiều nhà văn đi theo cách mạng sống và sáng tác nhiệt tình với quần chúng nhân dân, bên cạnh đó còn có những nhà văn có cái nhìn sai lệch về quần chúng nhân dân. Phản ánh vấn đề này Nam Cao viết Đôi Mắt.

– Xuất xứ: Trích trong tập “Nhật ký ở rừng”

15/- Nhan Đề Tác Phẩm “Đôi Mắt” 

– Lúc đầu tác phẩm có tên là “Tiên sư thằng Tào Tháo” về sau đổi tên là Đôi Mắt

– Đôi mắt:

      + Là cơ quan thị giác của con người

      + Là quan điểm, lập trường, cách nhìn đời nhìn người, nhìn về cuộc sống

     + Đôi Mắt trong tác phẩm là 2 cách nhìn đời nhìn người, 2 cách sống trái ngược nhau của Hoàng & Độ trong buổi đầu kháng chiến.

16/- Tóm Tắt “Đôi Mắt” – Nam Cao

Truyện kể xoay quanh 2 nhân vật Hoàng & Độ, một đôi bạn văn chương, với 2 cách nhìn đời, nhìn người, nhìn về cuộc kháng chiến và thái độ hoàn toàn trái ngược nhau

Hoàng là 1 văn sĩ thuộc lớp đàn anh dáng người (to béo, khệnh khạng), anh cùng vợ và con đi tản cư, với 1 cuộc sống phong lưu và sang trọng. Đối với cuộc kháng chiến anh dửng dưng bàng quan, có cái nhìn sai lệch và khinh bạc về quần chúng nhân dân. Hoàng cho rằng họ viết chữ quốc ngữ còn sai vần mà lại cứ hay nói chuyện chính trị “rối rít cả lên”, đọc 1 cái giấy phải mất 15 phút nhưng lại hay hỏi giấy tờ. “Các ông ủy ban, các bố tự vệ. . .vừa ngố vừa nhặng xị”.”Các ông thanh niên, các bà phụ nữ mới bây giờ lại càng nhố nhăng”. Dưới đôi mắt Hoàng thì nguời nhà quê “toàn là những người ngu độn, lỗ mãng, ích kỷ, tham lam, bần tiện cả”. H chỉ lệch lạc 1 cách phiến diện chứ không nhận ra “cái nguyên cớ that đẹp đẽ bên trong”.

Khác với Hoàng Độ là một văn sĩ rất dễ mến, anh coi mình là “1 kẻ non dại, mới tập tọng học nghề”, anh đã từng làm anh tuyên truyền viên nhãi nhép, từng làm phóng viên mặt trân. Anh sống rất giản dị, anh đi sâu vào quần chúng để “học và dạy họ”. Trước kia anh cũng “rất nghi ngờ” khi nghe nói đến “sức mạnh quần chúng”, có lúc anh gần như thất vọng về sự “dốt nát, nheo nhếch, nhịn nhục 1 cách đáng thương” của người nông dân. Cách mạng tháng 8 bùng nổ anh bất ngờ, té ra người nông dân vẫn có thể làm cách mạng, họ “hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh”, nhưng lúc ra trận thì “xung phong can đảm lắm”.

Qua cách xây dựng 2 nhân vật Hoàng & Độ với 2 cách nhìn đời, nhìn người, nhìn về cuộc kháng chiến hoàn toàn trái ngược nhau, Nam Cao đã thể hiện luận đề: “Con người ở bất cứ nơi đâu, lúc nào, vị thế nào cũng cần phải có đôi mắt trong sáng tinh anh, 1 trái tim nhân hậu để nhìn đời, nhìn người cho sâu sắc, toàn diện.

17/- 2 Cách Nhìn Đời, Nhìn Người Của Hoàng & Độ

Giới thiệu chung:

– Đôi Mắt (1948) là chuyện ngắn xuất sắc của Nam Cao sau cách mạng tháng 8 và được coi là 1 “tuyên ngôn nghệ thuật” của tác giả và những nhà văn cùng thế hệ với ông.

– Trong tác phẩm 2 nhân vật văn sĩ Hoàng & Độ là 2 tính cách trái ngược, thể hiện 2 quan điểm đối lập nhau về nhiều phương diện, đặc biệt trong cách nhìn về người nông dân

2 cách nhìn người nông dân của 2 nhân vật Hoàng & Độ

– Cách nhìn của Hoàng

  + Hoàng có cái nhìn khinh miệt đầy định kiến đối với người nông dân. Hoàng thấy họ đều ngu độn, lỗ mãng, ích kỹ, tham lam, bần tiện còn những người làm công tác ủy ban thì vừa ngố vừa nhặng xị . . .Hoàng cười gằn,. . .nổi khinh bỉ. . .phì cả ra ngoài . . .khi nói về họ. Cái nhìn của Hoàng phiến diện chỉ thấy hiện tượng mà không thấy bản chất (chỉ thấy cái ngố bên ngoài không thấy cái nguyên cớ thật đẹp đẽ bên trong qua hành động vác tre đi ngăn quân thù của anh thanh niên . . .)

  + Hoàng ko nhận thức được vai trò của người nông dân, mà chỉ tuyệt đối hóa vai trò của lãnh tụ, đối lập vi nhân và quần chúng

– Cách nhìn của Độ

 + Trước cách mạng, giống như Hoàng Độ cũng gần như thất vọng về người nông dân, thấy họ dốt nát, nheo nhếch, nhát sợ, nhịn nhục. Anh nghi ngờ “sức mạnh quần chúng”

 + Sau cách mạng, nhờ sống gắn bó với người nông dân, Độ ngày càng nhận thức đúng đắn và sâu sắc về họ. Anh thừa nhận người nông dân có những hạn chế nhưng anh biết cảm thông, và hơn nữa, phát hiện ra bản chất nhiệt tình với cách mạng của họ (hát Tiến quân ca như người buồn ngủ cầu kinh, gọi lựu đạn là nựu đạn . . .nhưng đầy lòng yêu nước và làm cách mạng hăng hái . . .). Anh nhận ra biến chuyển tích cực của người nông dân khi họ tham gia kháng chiến vì độc lập của dân tộc cũng là vì hạnh phúc, tự do của mình.

 Kết luận:

Với 2 cách nhìn đời nhìn người hoàn toàn trái ngược nhau của Hoàng & Độ. Nam Cao biểu dương tầng lớp trí thức trẻ chia sẻ niềm vui nổi buồn cùng chiến đấu với quần chúng nhân dân, đồng thời cũng lên án tầng lớp trí thức cũ sống thờ ơ, lạc hậu, tách rời quần chúng nhân dân. Từ đó nhà văn đặt ra vấn đề hết sức có ý nghĩa là lập trường quan điểm của người cầm bút

18/- Chủ Đề “Đôi Mắt” – Nam Cao

Với 2 cách nhìn đời nhìn người hoàn toàn trái ngược nhau của Hoàng & Độ. Nam Cao biểu dương tầng lớp trí thức trẻ chia sẻ niềm vui nổi buồn cùng chiến đấu với quần chúng nhân dân, đồng thời cũng lên án tầng lớp trí thức cũ sống lạc hậu, tách rời quần chúng nhân dân.

Đôi Mắt là tuyên ngôn nghệ thuật của Nam Cao nói riêng, của tầng lớp văn nghệ sĩ nói chung trong buổi đầu kháng chiến khó khăn (1946 – 1948). Muốn viết đúng các văn nghệ sĩ phải có cách nhìn đúng.