Ôn Tập Văn Học 12 -Văn Học Việt Nam
19/- Hoàn cảnh sáng tác “Tây Tiến” – Quang Dũng
– Mùa xuân 1947 đoàn quân Tây Tiến được thành lập, phần đông là thanh niên Hà Nội (học sinh, sinh viên, lao động chân tay, trí thức . . .) họ tự hiến dâng tuổi xuân cho sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc
– Phối hợp bộ đội Lào bảo vệ biên giới tây bắc Việt – Lào, tiêu hao sinh lực địch
– Đơn vị chiến đấu trong hoàn cảnh khắc nghiệt, vô cùng thiếu thốn về vật chất, bệnh sốt rét hoành hành dữ dội. Tuy vậy họ vẫn phơi phới tinh thần lãng mạn anh hùng
– Quang Dũng từng là đại đội trưởng của đoàn quân Tây Tiến, những kỷ niệm chiến đấu hào hùng đã trở thành nguồn cảm hứng để người viết tác phẩm “Tây Tiến” sau khi rời xa quân đội về Phù Lưu Chanh
20/- Chủ đề bài “Tây Tiến” – Quang Dũng
Bài thơ tái hiện 1 thời kỳ lịch sử trọng đại của dân tộc, thời kỳ chống Pháp (1946 – 1948), với chân dung người lính quyết tử cho tổ quốc quyết sinh
21/- Hoàn cảnh sáng tác “Bên Kia Sông Đuống” – Hoàng Cầm
– HCST: 1 đêm tháng 4 năm 1948, khi đang công tác ở Việt Bắc, Hoàng Cầm trực tiếp nghe tin giặc Pháp đánh phá quê hương mình (nằm bên bờ sông Đuống, xứ Kinh Bắc – một vùng đất trù phú và có truyền thống văn hóa lâu đời). ông rất xúc động và ngay đêm ấy viết tác phẩm “Bên Kia Sông Đuống”. (“Bên nay” là đất tự do, nơi nhà thơ đang công tác hướng về “bên kia” là quê hương ông, vùng đất bị giặc chiếm đóng và giày xéo)
– HCST nói trên giúp ta hiểu sâu hơn về niềm tự hào, thương mến, nỗi đau đớn, xót xa của nhà thơ khi nói đến những giá trị văn hóa, vẻ đẹp cổ truyền, sinh hoạt bình yên và những con người thân yêu trên quê hương Kinh Bắc bị giày xéo tàn phá và đọa đày.
22/- Chủ đề “Bên Kia Sông Đuống” – Hoàng Cầm
“Bên Kia Sông Đuống”. thể hiện tình cảm gắn bó thiết tha với quê hương đất nước, với mãnh đất mà cha ông đã bồi đắp nên những giá trị văn hóa làm đẹp cho đời làm đẹp cho đất nước. Đồng thời thể hiện tấm lòng yêu nước & câm thù giặc của Hoàng Cầm.
Xem thêm: