TÂY TIẾN
Quang Dũng
I- Tiểu dẫn:
1- Tác giả:
– Quang Dũng ( 1921 – 1988), tên khai sinh là Bùi Đình Diệm
– Quê: Phượng Trì – Đan Phượng – Hà Tây
– Bản thân:
• Học hết bậc thành trung ở Hà Nội
• Sau cách mạng tháng Tám ông tham gia quân đội
• Sau năm 1954 ông là biên tập viên, nhà xuất bản văn học
• Quang Dũng là một người nghệ sĩ đa tài: thơ, nhạc, văn
• Năm 2001, ông được tặng giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật
• Đặc điểm thơ Quang Dũng: hồn thơ phóng khoáng hồn hậu lãng mạn và tài hoa
2- Tác phẩm:
– Có hai đặc điểm nổi bật: cảm hứng lãng mạn & tinh thần bi tráng.
– Hoàn cảnh sáng tác: cuối 1948
+ Ở giai đoạn quyết liệt của cuộc kháng chiến chống Pháp.
+ Trong khí thế hào hùng của toàn dân tộc – Quang Dũng, đại đội trưởng của binh đoàn Tây Tiến – xa đơn vị cũ – nhớ → Tây Tiến.
– Ý nghĩa nhan đề Tây Tiến:
+ Tên binh đoàn: Tây Tiến- là một đơn vị quân đội thành lập đầu năm 1947, có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào, bảo vệ biên giới Việt – Lào & đánh tiêu hao lực lượng quân đội Pháp ở thượng Lào & Tây Bắc Bộ VN.
+ Tiến về phía Tây.
II- Đọc hiểu: Cả bài thơ là một nỗi nhớ da diết.
1- Nhớ về những chặng đường hành quân:
– Núi rừng miền Tây xa xôi, hoang vu dữ dội & đầy hiểm trở đe doạ.
+ Với những địa danh xa lạ: Sài Khao, Mường Lat, Mường Hịch,..
+ Với địa hình hiểm trở:
- Dốc khúc khuỷu.
- Thăm thẳm, heo hút.
- Cồn mây súng ngửi trời.
- Ngàn thước lên cao – ngàn thước xuống.
→ Sử dụng từ láy tượng hình, thanh trắc liên tục: câu thơ gân guốc, giàu tính tạo hình.
– Không chỉ dữ dội mà còn rất trữ tình:
+ Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi.
+ Hoa về trong đêm hơi.
– Người lính Tây Tiến:
+ Hồn nhiên, tinh nghịch: súng ngửi trời ( chất lính ).
+ Coi cái chết nhẹ nhàng: gục lên súng mũ bỏ quên đời.
– Ngoài ra Tây Tiến còn là một vùng đất thấm đẫm tình người: cơm lên khói, thơm nếp xôi.
-> Sự hy sinh bi tráng của người lính TT. Đoạn thơ miêu tả thiên nhiên núi rừng dữ dội và cuộc hành quân đầy gian khổ nhưng không kém phần thơ mộng. Tác giả đã làm nổi bật vẻ đẹp vừa hào hoa vừa lãng mạn của người lính TT.
2- Nhớ về những kỉ niệm đời lính:
– Những đêm hội đuốc hoa:
+ Bừng lên: ánh đuốc, niềm vui, vẻ đẹp dịu dàng e ấp của người thiếu nữ.
+ Người lính TT: say cảnh, say người → chan hoà màu sắc, âm thanh tha thiết.
– Những chiều sương cao nguyên: thiên nhiên sông nước tuyệt đẹp.
+ Thiên nhiên tựa hồ cũng tình tứ, cũng có linh hồn như con người.
+ Dường như thiên nhiên và con người có sự sóng đôi, tạo nên chất thơ đằm thắm.
3- Nhớ về đồng đội – những chiến binh TT:
– Hình hài tiều tụy khác thường: da xanh màu lá, không mọc tóc → sự thật trần trụi, khốc liệt & rất tiêu biểu cho người lính thời kì chống Pháp.
– Khí thế dũng mãnh oai hùng: mắt trừng, dữ oai hùm → xây mộng chiến công, bảo vệ bình yên cho biên cương tổ Quốc.
– Tâm hồn mơ mộng, lãng mạn: gửi mộng, mơ Hà Nội dáng kiều thơm.
– Tinh thần hi sinh quên mình vì TQ:
+ Sử dụng từ Hán Việt trang trọng: biên cương, mồ viễn xứ → sự hi sinh, mất mát đau thương.
+ Chiến trường – chẳng tiếc đời xanh: quên mình dâng hiến.
+ anh về đất: sự hi sinh lặng lẽ hoá thân vào đất nước để trở thành bất tử.
+ Khúc độc hành của dòng sông Mã: thay mặt cho nhân dân đưa người lính về cõi vĩnh hằng.
– Sắt son một lời thề: gắn bó với một vùng đất chiến đấu với đồng đội thân yêu → cảm hứng bi hùng.
→ Hình ảnh người lính TT khắc khổ gian nan với bao hi sinh, mất mát mà vẫn lãng mạn hào hoa, hào hùng : vẻ đẹp bi tráng.
III- Kết luận:
Với bút pháp lãng mạn, cốt cách tài hoa và phong độ hào hùng của một nhà thơ chiến sĩ. Quang Dũng đã khắc hoạ vào trong một tượng đài bất tử bằng thơ về người chiến sĩ vệ quốc của dân tộc VN anh hùng.