Ôn Tập Văn Học 12 -Văn Học Việt Nam
23/- CHST, HCST, Đề Tài “Đất Nước” – Nguyễn Đình Thi
– CHST: Bắt nguồn từ lòng yêu quê hương đất nước, niềm tự hào về đất nước hào hùng
– HCST: Bài thơ được sáng tác trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp ác liệt (1948 – 1955) nguồn cảm hứng được nung nấu ấp ủ hơn 7 năm nên hình ảnh trong thơ có chiều sâu tư tưởng
+ 12 câu đầu viết 1948
+ 9 câu kế viết 1949
+ Phần còn lại viết sau chiến thắng Điện Biên Phủ
– Đề tài: Viết về quê hương đất nước đau thương quật khởi trong chiến tranh chống Pháp
24/- CĐ “Đất Nước” – Nguyễn Đình Thi
Bằng những vần thơ giàu chất suy tưởng tác giả bộc lộ cảm nghĩ của mình về hình ảnh đất nước trong qúa khứ hiện tại và tương lai. Đồng thời ta thấy được tấm lòng yêu nước và tự hào về một đất nước giàu đẹp anh hùng với ý thức bảo vệ quyền độc lập của dân tộc
25/- XX, HCST “Vợ Chồng A Phủ” – Tô Hoài
– XX: trích từ tập “truyện tây bắc”
– HCST: 1952 sau 8 tháng cùng sống và chiến đấu với bộ đội, với nhân dân với các dân tộc ít người miền núi. Hình ảnh con người Tây Bắc đau thương quật khởi đã trở thành cảm hứng cho ông viết về Tây Bắc trong đó có “Vợ Chồng A Phủ”.
26/- CĐ “Vợ Chồng A Phủ” – Tô Hoài
Từ cuộc sống tuổi nhục của Mị và A Phủ trong gia đình Thống Lý Pá Tra, Tô Hoài muốn tố cáo tội ác bọn thực dân phong kiến miền núi đã đày đọa số phận con người đồng thời ca ngợi các dân tộc ít người miền núi trong qúa trình đấu tranh giành quyền sống đã trãi qua bao tuổi nhục đắng cay, họ vùng lên giành lấy quyền sống bằng sức quật khởi của chính mình
27/- Giá trị “Vợ Chồng A Phủ” – Tô Hoài
– GT nghệ thuật:
+ Khắc họa diễn biến tâm lý nhân vật chính xác
+ Tả cảnh làm nổi bật phong tục tạp quán vui chơi ngày tết của dân tộc Hermông để tác động ngoại cảnh làm thay đổi những diễn biến nội tâm nhân vật
+ Dẫn truyện giới thiệu nhân vật tự nhiên, hấp dẫn
– GT hiện thực:
+ Phản ánh cuộc sống tuổi nhục của các dân tộc ít người miền núi dưới chế độ thực dân phong kiến
– GT nhân đạo
+ Sự cảm thông sâu sắc của tác gỉa đối với sự bất hạnh của người dân lao động miền núi
+ Ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của các dtộc ít nguời miền núi trong qúa trình đấu tranh tự phát giành quyền sống
28/- HCST “Vợ Nhặt” – Kim Lân
Truyện ngắn “Vợ Nhặt” có tiền thân là tiểu thuyết Xóm ngụ cư. Tác phẩm được viết ngay sau khi Cách Mạng Tháng Tám thành công nhưng còn dang dở và mất bản thảo. Sau khi hòa bình lập lại (1954) Kim Lân dựa vào một phần cốt truyện cũ và viết truyện ngắn này
29/- Nhận Xét Ngắn Gọn Tình Huống Độc Đáo Trong “Vợ Nhặt” – KL
– Tình huống độc đáo: Tràng – 1 thanh niên nghèo ở xóm ngụ cư, thô kệch nhặt được vợ một cách dễ dàng trong nạn đói 1945
– Nhận xét tình huống: Đây là tình huống độc đáo, éo le, bi thảm, nhưng thấm đẫm tình người có tác dụng thể hiện tư tưởng và chủ đề tác phẩm
+ Tố cáo tội ác bọn thực dân, phong kiến đẩy nhân dân ta vào nạn đói khủng khiếp khiến số phận con người rẻ mạc như rơm rác nơi đầu đường xó chợ
+ Làm bật lên những phẩm chất tốt đẹp người dân xóm ngụ cư sẵn sàng cưu mang giúp đỡ lẫn nhau trong hoàn cảnh khó khăn, khao khát hạnh phúc gia đình, tin tưởng csống.
30/- CĐ “Vợ Nhặt” – Kim Lân
“Vợ Nhặt” tố cáo xã hội thực dân nửa phong kiến đã đẩy con người vào nạn đói khủng khiếp 1945 khiến cho giá trị con người trở nên rẻ mạc, thấp kém. Đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của những người lao động nghèo dù trong hoàn cảnh đó họ vẫn biết cưu mang đùm bọc lẫn nhau, hy vọng ở tương lai sẽ đc đổi đời và hướng về cách mạng.
31/- GT “Vợ Nhặt” – Kim Lân
– GT nghệ thuật:
+ Sáng tạo tình huống độc đáo hấp dẫn tạo sức lôi cuống
+ Xây dựng nhân vật >< nội tâm tính cách
+ Ngôn ngữ giản dị gần gũi lời ăn tiếng nói của người nông dân
+ Cốt truyện đơn giản có sức khái quát cao
– GT hiện thực:
+ Phản ánh chính xác thực trạng đau lòng của nông dân Việt Nam trong nạn đói 1945 họ luôn hướng về cách mạng
– GT nhân đạo:
+ Phát hiện những phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam dù gơi vào nạn đói nhưng họ vẫn cưu mang lẫn nhau
+ Hy vọng đổi đời, hướng về cách mạng.