Hệ thống hóa kiến thức Địa lý 12 bằng sơ đồ hóa ( Bài 1 Vị trí địa lý )

PHẦN MỘT : HỆ THỐNG KIẾN THỨC ĐỊA LÝ 12 BẰNG SƠ ĐỒ HOÁ

BÀI : VỊ TRÍ ĐỊA LÍ – PHẠM VI LÃNH THỔ 

1. Vị trí địa lí  và phạm vi lãnh thổ:

 

a. VTĐL: – Nằm: rìa phía đông bán đảo Đông Dương, gần trung tâm ĐNÁ.

– Giáp: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Biển Đông.

– Tọa độ: 23o23’B ->8o34’B; 102o9’Đ -> 109o24’Đ.

 -> Vừa gắn lục địa Á – Âu vừa tiếp giáp BĐ thông ra TBD.

-> Thuộc múi giờ số 7.

b. Lãnh thổ:Vùng đất– DT: 331.212 Km2.

– Địa giới: >4600.km, giáp 3 nước…

– Bờ biển: 3260.km, 28/63 tỉnh giáp biển…

– Đảo: >4000, 2 quần đảo (qđ H.Sa, qđ Tr.Sa)

Vùng biển: – Tiếp giáp: 8 nước…

– DT: khoảng 1 triệu km2

– Gồm 5 bộ phận: nội thủy, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền KT và thềm lục địa. ( phụ lục )

Vùng trời:-Là khoảng không gian bao trùm trên lãnh thổ nước ta (đất liền, biển và  đảo).
2. Ý nghĩa của VTĐL và PVLT Việt Nam:
a. Tự nhiên:– Qui định thiên nhiên mang tính chất Nhiệt đới ẩm gió mùa.

 – Chịu ảnh hưởng sâu sắc biển nên thiên nhiên không khắc nghiệt như một số nước cùng vĩ độ.

 – Nằm liền kề vành đai sinh khoáng ĐTH-TBD, nên giàu có tài nguyên KS.

– Trên đường di lưu nhiều loài ĐTV, nên tài nguyên SV phong phú.

 – Thiên nhiên phân hóa đa dạng (theo Bắc – Nam, Đông –Tây, độ cao).

 Khó khăn: thiên tai: bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh…                               
b. KT-VH-XH-QP: Kinh tế: 

 

+ Nằm trên ngã tư đường hàng hải, hàng không quốc tế: à thuận lợi giao lưu các nước, KV, TG.

+ Mở cửa ra biển cho Lào, Thái Lan, Campuchia,Trung Quốc.

+ Vùng biển rộng, giàu có à TL phát triển tổng hợp KT biển. Mở cửa, hội nhập và thu hút đầu tư.

– VH-XH: Nằm liền kề với nhiều nét tương đồng về lịch sử, VH-XH và có mối giao lưu lâu đời è TL cho nước ta chung sống hoà bình, hợp tác hữu nghị, cùng phát triển.
  Quốc phòng: – VN có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng ở ĐNA, khu vực kinh tế năng động và nhạy cảm với những biến động chính trị TG.

– Biển Đông: là 1 hướng chiến lược có ý nghĩa sống còn trong cuộc xây dựng, PT KT, bảo vệ đất nước.

Khó khăn: Lãnh thổ kéo dài gây khó khăn cho xây dựng giao thông xuyên Việt. cạnh tranh, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới.

Mục lục bài 2.

Vùng biểnPhạm viÝ nghĩa
Đường cơ sở–  Mép nước khi thủy triều xuống thấp nhất.– Vùng có nhiều đảo thì được tính từ đường nối liền các đảo nằm ở vòng ngoài…
Nội thủy– Nằm trong đường cơ sở, tiếp giáp đất liền.– Bộ phận lãnh thổ đất liền.Tàu bè nước ngoài không được qua lại.
Lãnh hải– Cách đều đường cơ sở 12 hải lí về phía biển– Là biên giới quốc gia trên biển.
Tiếp giáp lãnh hải– Rộng 12 hải lí từ lãnh hải.

(1 hải lí: 1852m)

– Nhằm bảo đảm chủ quyền của nước ven biển.

– Có quyền bảo vệ ANQP, kiểm soát thuế, y tế, nhập cư, môi trường…

Vùng đặc quyền KT 

– Rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở

 

– Có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế.

(Các nước khác được tự do hoạt động hàng hải, hàng không, đặt đường ống, cáp…)

Thềm lục địa– Là phần đáy biển tính tới độ sâu  200m. Nơi thềm biển hẹp dưới 200 hải lí cách đường cơ sở  thì vẫn được tính đến 200 hải lí.– Có quyền thăm dò, khai thác, bảo vệ và  quản lí các tài nguyên biển ở thềm lục địa .
Đảo – quần đảo4000 hòn đảo lớn nhỏ (các đảo gần bờ, xa bờ …)– Quyền khai thác tổng hợp KT biển, giữ vững an ninh quốc phòng.