Chuyên đề 10
HOẠT ĐỘNG CỦA NGUYỄN ÁI QUỐC Ở NƯỚC NGOÀI 1919 – 1925
1. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc:
a. Nguyên nhân
– Nguyễn Ái Quốc sinh ngày 19/5/1890 tại Làng Kim Liên (Nam Đàn – Nghệ An). Người sinh ra trong một gia đình nhà nho yêu nước và lớn lên trên mảnh đất quê hương có truyền thống yêu nước quận cường, đấu tranh bất khuất. Người chứng kiến sự thất bại hàng loạt phong trào yêu nước và được tiếp xúc với nhiều nhà cách mạng đương thời. Vì vậy, từ rất sớm, Nguyễn Ái Quốc sớm có lòng yêu nước.
– Tuy Nguyễn Ái Quốc rất khâm phục tinh thần đấu tranh chống Pháp của các bậc tiền bối nhưng NAQ không tán thành con đường cứu nước của họ vì con đường cứu nước đó không phù hợp với hoàn cảnh đất nước, thậm trí đã thất bại. Vì vậy, Nguyễn Ái Quốc quyết trí ra đi tìm đường cứu nước, nhằm tìm con đường cứu nước hữu hiệu hơn
b. Hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc
– Ngày 5/6/1911: Nguyễn Ái Quốc rời bến cảng Nhà Rồng ra đi tìm đường cứu nước.
– Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Ái Quốc qua nhiều nước ở châu Á, châu Phi, châu Âu, châu Mỹ. Tại những nơi người đặt chân đến người vừa lao động để kiến sống vừa tham gia vào các phong trào cách mạng… cuối cùng người rút ra một điều: ở đâu giai cấp công nhân và nhân dân lao động trên thế giới đều là bạn, chủ nghĩa đế quốc ở đâu cũng là thù.
– Năm 1919, thay mặt nhóm người Việt Nam yêu nước, Người gửi “Bản yêu sách 8 điểm tới hội nghị Vecxai đòi quyền tự do, dân chủ, bình đẳng cho dân tộc Việt Nam. Tuy bản yêu sách không được chấp nhận nhưng đã gây tiếng vang lớn.
– Tháng 7/1920, Nguyễn Ái Quốc đọc được bản” Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa” của Lê-nin. Luận cương của Lê-nin đã chỉ cho Người thấy con đường cứu nước cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản lấy chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng.
Từ đó Người hoàn toàn tin theo Lê-nin và đứng về Quốc tế III. Tại Đại Hội của Đảng Xã hội Pháp họp ở Tua (12/1920), Nguyễn Ái Quốc đã bỏ phiếu tán thành và gia nhập Quốc tế III, tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp và trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên.
Người chọn con đường Cách mạng vô sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc, vì người khẳng định rằng: “Trên thế giới bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin” và ” muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
2. Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chuẩn bị về tư tưởng, chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam:
Sau khi tiếp cận Chủ nghĩa Mác-Lê nin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc tích cực hoạt động nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê nin về nước, chuẩn bị về tư tưởng, Nguyễn Ái Quốc chính trị và tổ chức cho sự ra đời của chính đảng vô sản ở Việt Nam. Quá trình này được thể hiện qua các thời kì sau:
a. Nguyễn ái Quốc ở Pháp (1917-1923)
– Năm 1921, được sự giúp đỡ của Đảng Cộng sản Pháp, Người sáng lập “Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa” để đoàn kết các lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa đế quốc.
– Năm 1922, ra tờ báo “Người cùng khổ” để vạch trần chính sách đàn áp bóc lột dã man của chủ nghĩa đế quốc, góp phần làm thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh tự giải phóng mình.
– Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc cũn viết nhiều bài cho các báo Nhân đạo, Đời sống công nhân và viết cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp”. Những sách báo này đó được bí mật chuyển về Việt Nam, góp phần tố cáo tội ác của đế quốc Pháp, truyền bá chủ nghĩa Mác Lê-nin về nước, làm thức tỉnh đồng bào yêu nước.
b. Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923-1924)
– Tháng 6-1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân, sau đó ở lại Liên Xô vừa nghiên cứu vừa học tập.
– Năm 1924, tại Đại hội Quốc tế cộng sản lần thứ V, Nguyễn Ái Quốc đó đọc tham luận về nhiệm vụ cách mạng ở các nước thuộc địa và mối quan hệ giữa cách mạng các nước thuộc địa với phong trào công nhân ở các nước đế quốc.
Những quan điểm cơ bản về chiến lược và sách lược cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản mà Nguyễn Ái Quốc tiếp nhận được dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác-Lênin là bước chuẩn bị về chính trị và tư tưởng cho sự thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.
c. Nguyễn Ái Quốc ở Trung Quốc (1924-1925)
– Cuối năm 1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu (Trung Quốc). Người đã tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam và thanh niên yêu nước ở đây để thành lập Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên, trong đó tổ chức Cộng sản đoàn làm nòng cốt.
– Người đã sáng lập ra báo Thanh niên, trực tiếp mở nhiều lớp huấn luyện chính trị để đào tạo cán bộ cách mạng. Các bài giảng của Người đó được tập hợp và in thành sách “Đường kách mệnh” (1927) nêu ra phương hướng cơ bản của cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam. Thông qua Hội Việt Nam Cách Mạng Thanh niên, Nguyễn Ái Quốc đã đào tạo được những người cách mạng trẻ tuổi, một số người được cử đi học ở Liên Xô, một số được đưa về nước để truyền bá Chủ nghĩa Mác-Lê nin vào quần chúng.
– Năm 1928, Hội chủ trương “Vô sản hoá’, đưa hội viên vào hoạt động trong các nhà máy, hầm mỏ… Việc làm này đã góp phần thực hiện việc kết hợp kết hợp chủ nghĩa Mác Lê-nin với phông trào công nhân và phong trào yêu nước, thúc đẩy nhanh sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam.
->Tóm lại, những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc trong thời gian ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc đó có tác dụng quyết định trong việc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc thành lập chính Đảng của giai cấp vô sản ở Việt Nam.
3. Hội Việt Nam cách mạng Thanh niên
a. Hoàn cảnh:
– Đến năm 1925, phong trào yêu nước và phong trào công nhân nước ta phát triển mạnh mẽ, đã có những bước tiến mới.
– Sau một thời gian ở Liên Xô học tập và nghiên cứu xây dựng Đảng kiểu mới, tháng 12/1924, Nguyễn Ái Quốc về Quảng Châu – Trung Quốc liên lạc, tiếp xúc với các nhà cách mạng Việt Nam ở đây, Người tìm hiểu tình hình trong nước, lựa chọn và tập hợp một số thanh niên yêu nước từ trong nước mới sang để thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
b. Tổ chức hoạt động.
– Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên đã có tổ chức ở hầu khắp các cơ sở của các trung tâm kinh tế – chính trị quan trọng ở trong nước, tham gia ở một số đoàn thế quần chúng như Công hội, Nông hội, Hội học sinh, Hội phụ nữ…
– Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên có chủ trương “vô sản hóa” – đưa hội viên vòa các nhà máy, hầm mỏ, đồn điền cùng sống và lao động với công nhân để tự rèn luyện và truyền bá chủ nghĩa Mác – Lênin. Từ đó nhiều cuộc đấu tranh của công nhân, viên chức, học sinh nổ ra. Trên đà đó, phong trào công nhân bùng nổ trong cả nước với 40 cuộc bãi công diễn ra ở các nhà máy, mỏ than, đồn điền cao su… Đây là một tổ chức cách mạng theo hướng các mạng vô sản.
* Tác dụng:
Các cuộc đấu tranh mang tính chấ chính trị, bước đầu liên kết được nhiều ngành, nhiều địa phương
c. Vai trò của Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên
– Là người sáng lập và lãnh đạo Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên.
– Lựa chọn thanh niên yêu nước đưa vào Hội, vạch ra mục đích, chương trình của Hội.
– Mở lớp huấn luyện chính trị, trực tiếp viết bài dạy, cho xuất bản báo Thanh niên.
– Đào tạo được một đội ngũ cán bộ nòng cốt chuẩn bị cơ sở cho việc thành lập một chính đảng vô sản ở Việt Nam.
3. Con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc – những điểm khác so với lớp người đi trước
– Các bậc tiền bối mà tiêu biểu là Phan Bội Châu đã chọn con đường cứu nước là sang Nhật, vì ở đó từng diễn ra cuộc cải cách Minh Trị(1868) làm cho Nhật thoát khỏi số phận một nước thuộc địa, trở thành một nước đế quốc duy nhất ở châu Á, với hy vọng là một nước đồng văn, đồng chủng thì ông sẽ nhận được sự giúp đỡ của Nhật để đuổi Pháp nhưng thất bại.
– Hướng đi của Nguyễn Ái Quốc lại khác, Người sang phương Tây, nơi được mệnh danh là nơi có tư tưởng tự do, bình đẳng, bác ái, có khoa học kỹ thuật và nền văn minh phát triển. Cách đi của Người là đi vào tất cả các giai cấp, tầng lớp, giác ngộ họ, đoàn kết họ đứng dậy đấu tranh. Người đề cao học tập, nghiên cứu lý luận, kinh nghiệm các cuộc cách mạng mới nhất của thời đại. cuối cùng, người bắt gặp Cách mạng tháng Mười Nga và Chủ nghĩa Mác-Lênin, tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc: con đường cách mạng vô sản.
– Người nhận thức rõ muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp, Người sang Pháp để tìm hiểu: Nước Pháp có thực sự: “tự do, bình đẳng, bác ái” hay không? Nhân Pháp sống thế nào?