CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

Chuyên đề 15: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC (1954 – 1975)

1. Phong trào “Đồng khởi” (1959-1960)

    “Đồng khởi” (nghĩa là đồng loạt khởi nghĩa) là cuộc nổi dậy của quần chúng miền Nam. Đầu tiên diễn ra dưới hình thức khởi nghĩa từng phần ở nông thôn trong hai năm 1959-1960, nhằm đánh đánh vào chế độ Mĩ – Diệm, giành chính quyền. Sau đó phong trào Đồng khởi diễn ra  dưới hình thức những cuộc nổi dậy.

a. Nguyên nhân:

    Để dập tắt phong trào cách mạng miền Nam, trong những năm 1957-1959, Mĩ – Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, tăng cường khủng bố, đàn áp, thực hiện “đạo luật 10-59” lê máy chém đi khắp miền Nam giết hại người vô tội. Cách mạng tổn thất nặng nề.

    Đứng trước bối cảnh đó, tháng 1/1959, Đảng triệu tập Hội nghị TW lần thứ 15, xác định con đường cơ bản của cách mạng miền Nam là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân bằng đấu tranh chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với đấu tranh vũ trang nhân dân.

b. Diễn biến:

    Có nghị quyết của Đảng so sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng lúc đầu nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương thuộc các tỉnh Bình Định, Ninh Thuận, tới Trà Bồng – Quảng Ngãi, sau lan ra khắp miền Nam thành cao trào “Đồng khởi”, tiêu biểu ở Bến Tre

    Tại Bến Tre, ngày 17/1/1960, với các loại vũ khí thô sơ, nhân dân ở ba xã thuộc huyện Mỏ cày đồng loạt nổi dậy phá đồn bốt, diệt bon ác ôn, giải tán chính quyền địch. Cuộc nổi dậy nhanh chóng lan ra toàn huyện Mỏ cày và tỉnh Bến Tre, phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch ở thôn xã. Uỷ ban nhân dân tự quản được thành lập, lực lượng vũ trang ra đời và phát triển, ruộng đất của địa chủ được tịch thu chia cho dân cày nghèo…

    Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” lan ra khắp Nam Bộ, Tây Nguyên và một phần miền Trung Nam Bộ.

c. Kết quả:

Ta phá 2/3 chính quyền địch ở thôn xã, chính quyền cách mạng được thành lập dưới hình thức là những UBND tự quản.

d. Ý nghĩa:

    Phong trào “Đồnn khởi” đã  giáng đòn mạnh vào chính sách thực dân Mĩ ở miền Nam, làm lung lay tận gốc chính quyền Ngô Đình Diệm.

    Đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam: chuyển từ giữ gìn lực lượng sang tiến công. Ngày 20/12/1960: Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời, tập hợp nhân dân miền Nam đấu tranh.

2. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ (1961-1965) 

a. Bối cảnh lịch sử:

    Sau thắng lợi của phong trào “Đồng khởi” (1959-1960), phong trào chống chế độ Mĩ và chính quyền Sài Gòn của quần chúng miền Nam tiếp tục phát triển. Trong khi đó, phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới dâng cao mạnh mẽ, trực tiếp đe doạ hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc.

    Để đối phó lại, ngay khi vừa lên làm Tổng thống Ken-nơ-đi đề ra chiến lược toàn cầu ‘Phản ứng linh hoạt”. Chiến lược này được Mĩ thực hiện thí điểm ở miền Nam Việt Nam, dưới hình thức chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”.

    “Chiến tranh đặc biệt” là một loại hình chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mĩ, được tiến hành bằng quân đội tay sai, do ”cố vấn” Mĩ chỉ huy, dựa vào vũ khí, trang bị kĩ thuật, phương tiện chiến tranh của Mĩ.

b. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”:

Âm mưu: Đây không phải là cuộc nội chiến mà là một cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, bởi vì Mĩ đề ra kế hoạch, cung cấp đô la, vũ khí và phương tiện chiến tranh, chỉ huy bằng hệ thống “cố vấn”,  nhằm chống lại nhân dân ta, tiêu diệt lực lượng cách mạng miền Nam phục vụ cho lợi ích của Mĩ. Đây là một cuộc chiến tranh xâm lược vô cùng thâm độc, gây cảnh nồi da xáo thịt “dùng người Việt đánh người Việt”.

 Thủ đoạn: 

    + Tiến hành những cuộc hành quân càn quét để tiêu diệt lực lượng cách mạng, tăng lực lượng quân đội Sài Gũn. đây được coi là công cụ của chiến lược ”Chiến tranh đặc biệt”.

    + Dồn dân, lập “Ấp chiến lược”, đây được coi là xương sống của chiến lược Chiến tranh đặc biệt. Mục đích là tách dân khỏi cách mạng, bình định miền Nam.

    + Tiến hành phá hoại miền Bắc, phong tỏa biên giới, vùng biển nhằm ngăn chặn sự chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và chi viện từ miền Bắc vào Nam.

c. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ:

    Dưới ngọn cờ cứu nước của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam  do Đảng lãnh đạo, quân giải phóng miền Nam cùng nhân dân đẩy mạnh đấu tranh chống Mĩ và chính quyền Sài Gòn, kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang, sử dụng ba thứ quân (Bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, dân quân du kích), tiến công địch trên ba vùng chiến lược (rừng núi, đồng bằng và đô thị), bằng ba mũi giáp công (Chính trị, quân sự và binh vận).

    Ta đã giành được những thắng lợi quan trọng:

    + Trên mặt trận dấu tranh vũ trang: đánh bại cuộc hành quân càn quét của quân đội Sài Gòn vào chiến khu D, căn cứ U Minh…(1962); đánh bại một lực lượng địch đông hơn ta 10 lần tại Ấp Bắc (Mĩ Tho) ngày 2/1/1963, chiến thắng này đã khẳng định khả năng đánh bại “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ. Sau trận Ấp Bắc, khắp miền Nam dấy lên phong trào “Thi đua Ấp Bắc, giết giặc lập công”; cùng với đó là chiến thắng ở Bình Giã, Ba Gia, Đồng Xoài… đã làm tan rã từng bộ phận quân đội Sài Gòn – công cụ của chiến lược ”Chiến tranh đặc biệt”.

    + Trên mặt trận chống phá bình định: ta và địch đấu tranh rằng co giữa lập và phá”Ấp chiến lược”, kết quả là ta phá từng mảng, tới cuối năm 1964 đầu năm 1965, chúng chỉ còn lại 1/3 ấp chiến lược. Với kết quả này, ta đã đánh bại kế hoạch bình định miền Nam của Mĩ – xương sống của chiến lược ”Chiến tranh đặc biệt”.

    + Đấu tranh chính trị: năm 1963, phong trào đấu tranh ở các đô thị – hậu cứ của chiến lược ”chiến tranh đặc biệt” diễn ra sôi động. Như phong trào của các tăng ni, phật tử Huế, cuộc biểu tình của 70 vận quần chúng Sài Gòn…Phong trào đấu tranh của quần chúng đã làm chính quyền Sài Gòn lung lay tận gốc rễ.

    Đến giữa 1965, ba chổ dựa chủ yếu của chiến tranh đặc biệt bị lung lay tận gốc, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mĩ bị phá sản.

d. Ý nghĩa:

    Cách mạng miền Nam luôn ở tư thế chủ động. Góp phần làm thất bại âm mưu của Mỹ trong việc dùng miền Nam để  thực hiện thí điểm một loại hình chiến tranh mới để đàn áp cách mạng thế giới

3. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ (1965-1968):

a. Hoàn cảnh lịch sử:

    Đầu năm 1965 đứng trước nguy cơ thất bại hoàn toàn của chiến lược Chiến tranh đặc biệt, đế quốc Mỹ dưới thời tổng thống Giôn-xơn đó chuyển sang thực hiện chiến lược “Chiến tranh Cục bộ” ở miền Nam đồng thời gây chiến tranh phá hoại miền Bắc.

    Chiến tranh Cục bộ là một hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới được tiến hành bằng quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu và quân đội Sài Gòn trong đó quân Mỹ giữ vai trò quan trọng, cộng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ.

b. Âm mưu và thủ đoạn của Mĩ trong chiến lược “Chiến tranh cục bộ”:

    Âm mưu: Đẩy mạnh chiến tranh xâm lược, đàn áp và bình định cho được miền Nam, phá hoại miền Bắc đồng thời cứu nguy cho quân đội Sài Gòn.

    Thủ đoạn:

+ Ồ ạt đưa quân viễn chinh Mỹ, quân chư hầu cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh hiện đai vào miền Nam. Lúc đông nhất lên tới 1,5 triệu tên (1969)

+ Mở hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” miền Nam.

+ Dùng không quân và hải quân bắn phá miền Bắc.

So với chiến lược Chiến tranh cục bộ”, chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” cũng là chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của Mĩ, nhằm biến miền Nam Việt Nam thành thuộc địa, căn cứ quân sự của Mĩ nhưng về quy mô và tính chất thì nó rộng lớn, ác liệt hơn nhiều…

c. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Chiến tranh cục bộ” của Mĩ:

– Trên mặt trận quân sự:

    Dựa vào sức mạnh quân sự, ngay khi vừa đặt chân tới miền Nam Việt Nam, Mĩ đã mở ngay cuộc tấn công vào căn cứ của ta ở Vạn Tường- Quảng Ngãi (18/8/1965) với lực lượng mạnh (9.000 quân, trang bị hiện đại. Nhưng với tinh tinh thần chiến đấu anh dũng, quân dân Vạn Tường đã đẩy lùi cuộc tấn công của Mĩ. Chiến thắng Vạn  Tường đã mở đầu cao trào “Tìm Mĩ mà đánh, lùng nguỵ mà diệt” trên khắp miền Nam.

    Sau chiến thắng Vạn Tường, quân dân miền Nam đập tan hàng loạt cuộc hành quân “tìm diệt” và “bình định” trong 2 mùa khô 1965 – 1966 và 1966 – 1967 của quân đội đồng minh và quân đội Sài Gòn. Qua đó bẻ gãy gọng kìm tìm diệt của địch, đẩy địch vào thế phòng ngự, tạo điều kiện cho ta tiến lên tổng công kích, nổi dậy Tết Mậu Thân 1968.

    Bước vào năm 1968, trên cơ sở so sánh lực lượng thay đổi có lợi cho ta, ta mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy vào hầu khắp các đô thị trong dịp Tết Mậu Thân. Tuy sau cuộc tấn công Tết Mậu Thân (1968) ta có những tổn thất, nhưng cuộc nổi dậy có ý nghĩa to lớn: làm lung lay ý chí xâm lược của Mĩ, buộc Mĩ phải tuyên bố “phi Mĩ hóa” chiến tranh xâm lược, chấm dứt chiến tranh phá hoại miền Bắc, chấp nhận trở lại bàn đàm phán ở Pa-ri. 

– Trên mặt trận chống phá”bình định”: Phá tan từng mảng “ấp chiến lược”, mở rộng vùng giải phóng.

– Trên mặt trận đấu tranh chính trị: ở hầu khắp các đô thị, giai cấp công nhân, học sinh, sinh viên, phật tử, thậm chí cả binh sĩ Sài Gòn… đấu tranh đòi Mĩ cút về nước, đòi tự do, dân chủ. Những cuộc đấu tranh đó làm cho uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao, làm khủng hoảng chính quyền Sài Gòn.

d. Ý nghĩa:

    + Cách mạng miền Nam tiếp tục phát triển, uy tín của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam được nâng cao trên trường quốc tế.

    + Làm lung lay ý chí xâm lược của quân viễn chinh Mỹ, làm thất bại chiến lược ”Chiến tranh Cục bộ”, của Mĩ, buộc Mĩ trở lại bàn đàm phán ở Pa ri để bàn về việc chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam.

4. Miền Nam chiến đấu chống chiến lược “Việt Nam hoá chiến tranh” và “Đông Dương hoá chiến tranh” của Mĩ (1969-1973):

a. Hoàn cảnh lịch sử.

    Do bị thất bại nặng nề trong chiến tranh cục bộ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc. Đế quốc Mỹ dưới thời tổng thống Ních-xơn chuyển sang thực hiện chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” ở Việt Nam và mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương, thực hiện chiến lược “Đông Dương hoá chiến tranh”.

    Việt Nam hóa chiến tranh là hình thức chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới của Mỹ, được tiến hành bằng quân đội Sài Gòn là chủ yếu, có sự hỗ trợ của một lực lượng chiến đấu Mỹ, do cố vấn Mỹ chỉ huy cùng với vũ khí và phương tiện chiến tranh của Mỹ.

b. Âm mưu và thủ đoạn:

– Âm mưu: Tiếp tục thực hiện chính sách dùng “người việt trị người Việt”, tận dụng triệt để xương máu của người Việt Nam để giảm xương máu của người Mỹ trên chiến trường. Thay màu da trên xác chết.

Xoa dịu dư luận của nhân dân Mỹ và nhân dân thế giới để tiếp tục cuộc chiến tranh xâm lược.

– Thủ đoạn:

          Sử dụng quân đội Sài Gòn làm lực lượng xung kích ở Đông Dương, tiến hành xâm lược Lào và Cam-pu-chia nhằm thực hiện mưu đồ “Dùng người Đông Dương đánh người Đông Dương”, mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc, tiến hành hoạt động ngoại giao để cô lập cách mạng miền Nam.

c. Những diến biến chính:

+ Ngày 6/6/1969: Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời. Vừa ra đời, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam ra đời đã được 23 nước công nhận, trong đó 21 nước đặt quan hệ ngoại giao. Đây là một thắng lợi không nhỏ trong cuộc chiến chống chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Mĩ.

+ Ngày 2/9/1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh qua đời. Đây là một tổn thất to lớn của cách mạng nước ta. Nhưng với quyết tâm thực hiện di chúc của Người, nhân dân hai miền đã biến đau thương thành hành động cách mạng.

+ Tháng 4/1970: Hội nghị cấp cao ba nước Đông Dương được triệu tập thể hiện sự đoàn kết chiến đấu của ba nước trong chống kẻ thù chung.

+ Cuối tháng 6 năm 1970 đập tan cuộc hành quân xâm lược Cam-pu-chia của 10 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn, giải phóng một vùng đất đai rộng lớn.

+ Đập tan cuộc hành quân “Lam Sơn 1719” trên đường 9 – Nam Lào của 4,5 vạn quân Mĩ và quân đội Sài Gòn (3/1971).

+ Phong trào đấu tranh của các tầng lớp nhân dân, học sinh, sinh viên cũng phát triển mạnh mẽ, đặc biệt ở Huế Đà Nẵng, Sài Gòn.

+ Tại các vùng nông thôn, đồng bằng, rừng núi, ven thị, quần chúng nổi dậy chống phá “bình định”, phá “ấp chiến lược” của địch.

+ Đặc biệt, với cuộc tiến công chiến lược năm 1972 và trận “Điện Biên phủ trên không” (18 đến 29/12/1972) ta đã tạo lên bước ngoặt của chiến tranh.

d. Ý nghĩa:

– Giáng một đòn nặng nề vào ngụy quân và quốc sách bình định của chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh, tạo ra bước ngoặc cho cuộc kháng chiến chống Mỹ.

– Buộc Mỹ phải tuyên bố Mỹ hóa trở lại cuộc chiến tranh, tức là thừa nhận sự thất bại của chiến lược ”Việt Nam hóa chiến tranh”.

4. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975:

a. Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam:

* Hoàn cảnh:

Sau Hiệp định Pari tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi có lợi cho cách mạng: Mĩ và quân đồng minh rút quân về nước, quân đội Sài Gòn mất chỗ dựa, viện trở Mĩ giảm mạnh. Về phía ta, miền Bắc đẩy mạnh sản xuất, tăng chi viện cho miền Nam. ở miền Nam, vùng giải phóng được mở rộng, sản xuất được đẩy mạnh, tăng nguồn lực tại chỗ.

* Chủ trương, kế hoạch giải phóng hoàn toàn miền Nam:

Trên cơ sở dự đoán thời cơ, Bộ chính trị Trung ương Đảng đề ra kế hoạch giải phóng miền Nam trong hai năm 1975 – 1976, nhưng lại nhấn mạnh “cả năm 1975 là thời cơ” và chỉ rõ “Nếu thời cơ đến vào đầu hoặc cuối năm 1975 thì lập tức giải phóng miền Nam trong năm 1975”. Bộ Chính trị nhấn mạnh cần tranh thủ thời cơ đánh nhanh để đỡ thiệt hại về người và của cho nhân dân, giữ gìn tốt cơ sở kinh tế, công trình văn hóa… giảm bớt sự tàn phá của chiến tranh.

b. Những Diễn biến chính của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975:

– Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 diễn ra trong gần hai tháng (từ ngày 4/3 đến ngày 2/5/1975) qua ba chiến dịch lớn: Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh đánh vào thành phố Sài Gòn.

* Chiến dịch Tây Nguyên (Từ ngày 4/3 đến ngày 24/3/1975)

Tây Nguyên là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng. Từ Tây Nguyên có thể tỏa xuống các tỉnh ven biển miền Trung, và Nam Bộ. Vì vậy, ta đánh Tây Nguyên, then chốt  là Buôn Ma Thuột, vì lực lượng của địch ở đây tương đối yếu.

+ Đầu tháng 3/1975 ta đánh nghi binh ở Plâyku, Kom Tum, đồng thời bí mật bao vây Buôn Ma Thuột.

+ 10/3/1975, ta bất ngờ tấn công Buôn Ma Thuột và giành thắng lợi nhanh chúng.

+ 14/3/1975, địch rút chạy khỏi Tây Nguyên về giữ miền duyên hải miền Trung.

+ Ngày 24/3/1975, ta giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên.

Chiến dịch Tây Nguyên đó mở ra quá trình sụp đổ hoàn toàn của ngụy quân, ngụy quyền. Đưa cuộc kháng chiến chống Mỹ chuyển sang một thời kỳ mới: từ tiến công chiến lược ở Tây Nguyên phát triển thành Tổng tiến công chiến lược trên toàn chiến trường miền Nam.

* Chiến dịch Huế – Đà Nẵng ( từ ngày 21/3 đến ngày  29/3/1975):

Nhận thấy thời cơ chiến lược đến nhanh, thuận lợi, ngay khi chiến dịch Tây Nguyên Đang tiếp diễn, Bộ Chính trị quyết định thực hiện kế hoạch giải phóng Sài Gòn và toàn miền Nam, trước tiên là giải phóng Huế – Đà Nẵng.

+ Ngày 21/3 ta tấn công Huế, đến 10h30′ ngày 25/3 ta giải phóng Huế.

+ Cùng thời gian này, ta giải phóng thị xã Tam Kỳ, Quảng Ngãi, Chu Lai… uy hiếp Đà Nẵng từ phía nam.

+ Ngày 29/3: ta tấn công Đà Nẵng. 3 giờ chiều cùng ngày, Đà Nẵng được giải phóng.

Chiến thắng Huế -Đà Nẵng đã gây nên tâm lí tuyệt vọng của ngụy quân đưa cuộc Tổng tiến công và nổi dậy của quân và dân ta tiến lên một bước mới với sức mạnh áp đảo.

* Chiến dịch Hồ Chớ Minh Lịch sử:

Sau thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên, Huế – Đà Nẵng, Bộ Chính trị quyết định tập trung tất cả sức người và sức của để tiến lên giải phóng miền Nam trước mùa mưa. Bộ Chính trị quyết định chiến dịch giải phóng Sài Gòn mang tên ” Chiến dịch Hồ Chí Minh”.

Trước khi chiến dịch bắt đầu, quân ta tấn công Xuân Lộc và Phan Rang – hai tuyến phòng thủ vòng ngoài bảo vệ Sài Gòn từ phía đông. Ngày 21/4/1975 quân địch ở Xuân Lộc tháo chạy, bộ đội ta áp sát Sài Gòn. Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu từ chức, Dương Văn Minh lên thay.

– 17 giờ ngày 26/4/1975 ta nổ súng mở đầu chiến dịch Hồ Chí Minh, năm cánh quân của ta cùng lúc tiến vào trung tâm Sài Gòn.

– 10 giờ 45 phút ngày 30/4/1975, xe tăng của ta tiến thẳng vào Dinh độc lập, bắt sống toàn bộ Chính phủ Trung ương Sài Gòn. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh tuyên bố đầu hàng không điều kiện.

– 11 giờ 30 phút ngày 30/4/1975 lá cờ cách mạng tung bay trên nóc Dinh Độc Lập. Báo hiệu Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử toàn thắng.

– Ngày 2/5/1975, địa phương cuối cùng(Châu Đốc – An Giang) được giải phóng. Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 kết thúc thắng lợi.

5. Nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước

a. Ý nghĩa lịch sử:

– Đối với dân tộc: cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thức thắng lợi đã kết thúc 21 năm chiến đấu chống Mĩ và 30 năm chiến tranh giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ Quốc từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945. Chấm dứt ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc ở nước ta. Trên cơ sở đó, hoàn thành cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân trong cả nước, tiến tới thống nhất đất nước. Mở ra kỉ nguyên mới cho lịch sử dân tộc – kỉ nguyên đất nước độc lập, thống nhất đi lên của chủ nghĩa xã hội.

– Đối với thế giới: Tác động mạnh đến tình hình nước Mĩ và thế giới, là nguồn cổ vũ to lớn đối với phong trào cách mạng thế giới, nhất là phong trào giải phóng dân tộc.

b. Nguyên nhân thắng lợi:

+ Sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng với đường lối chính trị, quân sự độc lập, tự chủ, đường lối tiến hành đồng thời cách mạng XHCN ở miền Bắc và cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân ở miền Nam.

+ Nhân dân hai miền đoàn kết yêu nước, lao động cần cù, chiến đấu dũng cảm với sự nghiệp giải phúng miền Nam, xây dựng và bảo vệ miền Bắc, thống nhất nước nhà.

+ Nhờ có hậu phương miền Bắc không ngừng lớn mạnh, có khả năng đáp ứng kịp thời các yêu cầu của cuộc chiến đấu ở hai miền.

+ Nhờ có sự phối hợp chiến đấu, đoàn kết giúp đỡ nhau trong đấu tranh chống kẻ thù chung của ba dân tộc ở Đông Dương.

+ Nhờ có sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn của các lực lượng cách mạng thế giới, nhất là Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN khác.