Các nước Mỹ La Tinh

Chuyên đề 2: CÁC NƯỚC Á – PHI- MĨ LA TINH TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY.

E. CÁC NƯỚC MỸ LA TINH.

I. Những nét chung.

* Sự khác biệt của khu vực Mỹ la tinh so với châu Á, châu Phi :

Khác với châu Á, châu Phi, nhiều nước Mỹ la Tinh đã giành được độc lập từ những thập niên đầu của thế kỷ XIX : Bra- xin, Ác-hen- ti –na, Pê- ru, …

* Những nét nổi bật của của tình hình Mỹ la tinh từ sau năm 1945 đến nay :

– Sau chiến tranh thế giới thứ hai đến nay, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mỹ đã tìm cách biến Mỹ la tinh thành “ sân sau’’ của Mỹ và dựng lên các chế độ độc tài thân Mỹ. Không cam chịu cản áp bức, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài của nhân dân các nước Mỹ la tinh lại bùng nổ và phát triển.

– Cách mạng Cu Ba thành công (1959) đánh dấu bước phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc, từ đầu những năm 80 của thế kỷ XX, cao trào đấu tranh bùng nổ mạnh mẽ, đấu tranh vũ trang diễn ra ở nhiều nước, Mỹ la tinh trở thành “ Đại lục núi lửa”. Các chính quyền độc tài phản động ở nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ được thành lập. Trong đó nổi bật là các sự kiện ở Chi- lê và Ni- ca- ra –goa.

– Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước, các nước Mỹ la tinh đã thu được những thành tựu quan trọng : củng cố độc lập chủ quyền , dân chủ hoá nền sinh hoạt chính trị, tiến hành cải cách kinh tế, thành lập các tổ chức liên minh khu vực về hợp tác và phát triển kinh tế.

– Từ đầu những năm 90 của thế kỷ XX , tình hình kinh tế, chính trị Mỹ la tinh gặp nhiều khó khăn căng thẳng.

II. Cu Ba- Hòn đảo anh hùng

1. Cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân Cu Ba (1945-1959)

a. Nguyên nhân:

          Sau chiến tranh thế giới thứ hai, được sự giúp đỡ của Mĩ, tháng 3/1952, Tướng Ba-ti-xta tiến hành đảo chính, thiết lập chế độ độc tài quân sự. Chính quyền Ba-ti-xta đã soá bỏ Hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái hoạt động, giết hại, giam cầm hàng chục vạn người yêu nước. Dưới chế độ độc tài Ba-ti-xta, đất nước Cu Ba bị biến thành trại tập trung, xưởng đúc súng khổng lồ”.

    Không cam chịu dưới ách thống trị của chế độ độc tài, nhân dân Cu Ba đã vùng dậy đấu tranh.

b. Diễn biến:

    Ngày 26-7-1953, 135 thanh niên yêu nước dưới sự chỉ huy của luật sư trẻ tuổi Phi-đen Ca-xtơ-rô đó tấn cụng vào phỏo đài Môn-ca-đa. Cuộc tấn công không giành được thắng lợi (Phi-đen Ca-xtơ-rô bị bắt giam và sau đó bị trục xuất sang Mê-hi-cô), nhưng mở đầu cho giai đoạn phát triển mới của của cách mạng Cu Ba.

    Năm 1955, Phi-đen Cat-xtơ-rô được trả tự do và bị trục xuất sang Mê-hi-cô. ở đây Ông đã thành lập tổ chức cách mạng lấy tên “phong trào 26 – 7”, tập hợp các chiến sĩ yêu nước, luyện tập quân sự.

    Năm 1956, Phi-đen Ca-xtơ-rô cùng 81 chiến sĩ yêu nước từ Mê-hi-cô trở về tổ quốc. Bị địch bao vây, tấn công, nhiều đồng chí hi sinh, chỉ còn 12 người, trong đó có Phi-đen. Sau đó Ông cùng 11 đồng chí rút về xây dựng căn cứ cách mạng ở vùng rừng núi phía Tây của Cu Ba.

    Dưới sự ủng hộ, giúp đỡ của nhân dân, lực lượng cách mạng đó lớn mạnh và lan rộng ra cả nước. Ngày 1-1-1959, nghĩa quân tiến vào thủ đô La-ha-ba-la, lật đổ chế độ độc tài Ba-ti-xta. Cách mạng Cu Ba giành được thắng lợi hoàn toàn.

c. Ý nghĩa:

Mở ra kỉ nguyên mới với nhân dân Cu Ba: độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Cu Ba trở thành lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩ La-tinh và cắm mốc đầu tiên của CNXH ở Tây bán cầu.

2. Công cuộc xây dựng đất nước (1959-2000)

    Sau ngày cách mạng thắng lợi, chính phủ cách mạng lâm thời CuBa do Phi-đen Ca-xtơ-rô đứng đầu đã tiến hành cuộc cải cách dân chủ triệt để: cải cách ruộng đất, quốc hữu hoá các xí nghiệp của tư bản nước ngoài, xây dựng chính quyền các cấp, xoá nạn mù chữ, phát triển giáo dục…

    Để tiêu diệt cách mạng Cu Ba, năm 1961, Mĩ cho một đội quân đánh thuê đổ bộ nên bãi biển  Hi-rôn  nhưng bị quân dân Cu Ba đánh bại. Sau thắng lợi này, Phi-đen Ca-xtơ-rô tuyên bố Cu Ba tiến lên CNXH.

    Mặc dù bị Mĩ bao vây cấm vận, nhưng nhân dân Cu-Ba vẫn giành được những thắng lợi to lớn: xây dựng được một nền công nghiệpvới cơ cấu các nghành hợp lý, một nền nông nghiệp đa dạng, văn hoá, y tế, giáo dục, thể thao phát triển mạnh mẽ, đạt trình độ cao của thế giới.

    Sau khi Liên Xô tan rã, Cu Ba trải qua thời kì khó khăn. Nhưng với ý chí của toàn dân, với những cải cách điều chỉnh, đất nước Cu Ba đã vượt qua khó khăn, tiếp tục đưa đất nước phát triển đi lên.

3. Mối quan hệ hữa nghị giữa nhân dân Cu-Ba với nhân dân Việt Nam.

    – Trong cuộc kháng chiến chống của nhân dân ta, Ph-den Ca-xto-rô là nguyên thủ nước ngoài duy nhất đã vào tuyến lửa Quảng Trị để động viên nhân dân ta.

– Bằng trái tim và tình cảm chân thành, Phi-đen và nhân dân Cu-Ba luôn ủng hộ cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam: “Vì Việt Nam, Cu-Ba sản sàng hiến cả máu”.

– Cu-Ba đã các chuyên gia, bác sĩ nghiên cứu bệnh sốt rét, mổ cho các thương binh ở chiến trường.

– Sau 1975, Cu-Ba đã giúp nhân dân Việt Nam xây dựng thành phố Vinh, bệnh viện Cu-Ba ở Đồng Hới (Quảng Bình).