Phần 2: Lịch sử Việt Nam

PHẦN II: LỊCH SỬ VIỆT NAM

VN 1919-1930

Mục tiêu:

  • Trình bày được những nét chính của tình hình thế giới sau chiến tranh thế giới thứ nhất có ảnh hưởng tới Việt Nam –  (các nước tư bản thắng trận họp tại Véc-xai phân chia lại thế giới; bước phát triển mới của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế).
  • Trình bày được Nội dung Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ  hai của thực dân Pháp ở Đông Dương, cùng với các chính sách về chính trị, văn hóa và giáo dục.
  • Tóm tắt được sự biến đổi về mặt kinh tế và xã hội Việt Nam; phân tích được địa vị kinh tế, thái độ chính trị và khả năng cách mạng của mỗi giai cấp, tầng lớp trong xã hội Việt Nam thời thuộc địa; rút ra được mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội Việt Nam lúc đó.
  • Trình bày được điều kiện lịch sử và các hoạt động tiêu biểu của phong trào yêu nước: Hoạt động của người Việt Nam yêu nước ở nước ngoài (Trung Quốc và Pháp), những hoạt động của tư sản và tiểu tư sản, phong trào đấu tranh của công nhân.
  • Nêu được những hoạt động và phân tích vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam.
  • Trình bày được sự ra đời, hoạt động và vai trò của các tổ chức cách mạng: Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, Tân Việt Cách mạng đảng, Việt Nam Quốc dân đảng.
  • Phân tích được nguyên nhân thất bại và ý nghĩa lịch sử của khởi nghĩa Yên Bái.
  • Trình bày được sự phát triển của phong trào công nhân sau Chiến tranh thế giới thứ nhất
  • Trình bày được nguyên nhân và sự xuất hiện của ba tổ chức cộng sản năm 1929.
  • Trình bày được hoàn cảnh lịch sử và nội dung Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Phân tích được ý nghĩa sự ra đời của Đảng.
  • Phân tích được nội dung Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, đặc biệt làm rõ tính đúng đắn và sáng tạo của Cương lĩnh.
  • Phân tích được vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới thứ nhất đến đầu năm 1930.
  • Phân biệt được các khái niệm: lý luận cách mạng giải phóng dân tộc; cách mạng tư sản dân quyền, cách mạng thổ địa (trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Luận cương lĩnh chính trị tháng 10-1930); tự phát, tự giác (trong phong trào công nhân), lực lượng, động lực cách mạng.

Nội dung:

BÀI 12 ->