Bài 3: Tiết Kiệm ( GDCD 6 )

Bài 3:   TIẾT KIỆM

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

– Nêu được thế nào là tiết kiệm

– Hiểu được ý nghĩa của sống tiết kiệm.

2. Kỹ năng:

– Biết nhận xét, đánh giá việc sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền của, thời gian của bản thân và của người khác.

– Biết đưa ra cách xử lí phù hợp, thể hiện tiết kiệm đồ dùng, tiền bạc, thời gian trong các tình huống.

– Biết sử dụng sách vở, đồ dùng, tiền bạc, thời gian một cách hợp lí, tiết kiệm.

3. Thái độ:

Ưa thích lối sống tiết kiệm, không thích lối sống xa hoa, lãng phí.

4. Năng lực – phẩm chất.

– Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

– Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Khai thác truyện đọc “ Thảo và Hà”.

Thảo và Hà có xứng đáng được mẹ thưởng tiền không? Vì sao ?

– Rất xứng đáng vì kết quả thi tốt.

* Hà: Hà đã có hành động gì sau khi nhận giấy báo đỗ ?

– Sà vào lòng mẹ đòi thưởng tiền để liên hoan với các bạn.

Việc làm đó khiến mẹ Hà có thái độ gì?

– Nét mặt thoáng bối rối vì ĐK gia đình còn túng bấn, nhưng bà vẫn đưa tiền cho con.

Em thấy Hà là người ntn?

-> Chưa biết tiết kiệm.

* Thảo: Đến nhà Thảo, Hà nghe thấy những gì?

– Mẹ Thảo muốn cho Thảo tiền để Thảo đi chơi với các bạn nhưng Thảo lại từ chối vì bạn muốn số tiền đó để mẹ mua gạo ăn.

Thảo là người ntn?

-> Yêu thương mẹ, sống tiết kiệm.

Hà có những suy nghĩ gì trước và sau khi đến nhà Thảo?

– Hà ân hận vì việc làm của mình, Hà thương mẹ và hứa sẽ tiết kiệm.

Từ đó, em rút ra bài học nào cho mình?

-> Thảo có đức tính tiết kiệm đáng khen, Hà tuy chưa tiết kiệm nhưng sau đó em hiểu và hứa sẽ tiết kiệm.

– Cần sống tiết kiệm.

2. Nội dung bài học :

a. Khái niệm:

– Tiết kiệm là biết sử dụng đúng mức, hợp lí của cải vật chất, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

* NDBH 1 (sgk/8).

– VD: Hồng thường gom quần áo, giày dép cũ để tặng cho các bạn nhỏ nghèo.

b. Biểu hiện

– Gia đình: Ăn mặc giản dị, tiêu dùng đúng mức, không lãng phí, phô trương, tận dụng đồ cũ, sử dụng điện nước đúng mức…

– Ở trường, lớp: Thu gom giấy vụn, tắt đèn, tắt quạt khi ra về, không vẽ lên bàn ghế, không ăn quà vặt…

– Xã hội: Không la cà, nghiện nghập, làm hư hại tài sản xã hội….

* Biểu hiện: Sử dụng tài sản, thời gian, sức khỏe hợp lí, đúng mục đích.

-> Tiết kiệm ở mọi lúc, mọi nơi.

* Trái với tiết kiệm: xa hoa, lãng phí.

– VD: Nhà nghèo nhưng Hùng cứ vòi tiền bố mẹ để ăn quà sáng.

– Tiết kiệm: làm giàu cho bản thân, xã hội.

– Keo kiệt: thói xấu của con người.

c. Ý nghĩa:

– Tiết kiệm thể hiện sự quý trọng sức lao động của mình và của người khác.

– Làm giàu cho bản thân gia đình, đất nước.

– VD:

  + Được mùa chớ phụ ngô khoai

Đến khi thất bát lấy ai bạn cùng

  + Thắt lưng buộc bụng

 + Buôn tàu bán bè không bằng ăn dè hà tiện

d. Rèn luyện

– Biết kiềm chế những ham muốn thấp hèn.

– Xa lánh lối sống đua đòi, ăn chơi hoang phí.

– Sắp xếp việc làm khoa học tránh lãng phí thời gian.

– Tận dụng, bảo quản những dụng cụ học tập, lao động.

– Sử dụng điện nước hợp lí.

3. Hoạt động luyện tập.

* Bài a ( SGK/8). Tìm hành vi thể hiện sự tiết kiệm?

– Đáp án: 1,3,4.

* Bài tập b.

– Vung phí, xa hoa.

– VD: Không giữ gìn đồ của mình và mọi người…

– Ăn uống linh đình…

-> Tác hại: Ảnh hưởng kinh tế gia đình…

* Bài tập c.

– Giảm thời gian đi chơi, xem ti vi…

– Dành nhiều thời gian ôn thi.