Bài 4: Lễ Độ ( GDCD 6 )

BÀI 4: LỄ ĐỘ

MỤC TIÊU BÀI HỌC

1. Kiến thức:

– Nêu được thế nào là lễ độ, hiểu được ý nghĩa của việc cư xử lễ độ đối với mọi người

2. Kỹ năng:

– Biết nhận xét, đánh giá hành vi việc làm của bản thân và của người khác.Biết đưa ra cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp.

– Biết cư xử lễ độ với mọi người xung quanh

3. Thái độ:

Đồng tình, ủng hộ các hành vi cư xử lễ độ với mọi người; không đồng tình với những hành vi thiếu lễ độ

Năng lực – phẩm chất.

– Năng lực: giải quyết vấn đề, năng lực hợp tác, năng lực xử lí tình huống, năng lực giao tiếp, năng lực nhận thức, điều chỉnh hành vi, tư duy phê phán.

– Phẩm chất: Tự lập, tự chủ, tự tin, yêu lao động.

NỘI DUNG CẦN ĐẠT

1. Truyện đọc: Em Thủy

* Khi khách đến nhà :

– Thủy chào hỏi khách lễ phép.

– Kéo ghế mời khách, đi pha trà, mời bà và khách uống trà.

– Xin phép bà nói chuyện, giới thiệu về bố, mẹ.

– Vui vẻ kể chuyện học, hoạt động đội, lớp…

– Tiễn khách và hẹn gặp lại.

-> Thuỷ là em bé ngoan ngoãn, cư xử đúng mực với người khác => Lễ độ.

– Lễ độ, tôn trọng, lịch sự với mọi người.

2. Nội dung bài học :

a. Khái niệm.

–  Lễ độ là cách cư xử đúng mực của mỗi người trong khi giao tiếp với người khác.

* NDBH 1 (sgk/10)

– VD: Nhường chỗ cho cụ già trên xe buýt

– Đáp án : 1,4.

– Vì đó là những hành vi lễ phép của ngời dưới với bậc trên.

b. Biểu hiện.

– VD : Gặp người lớn tuổi chào hỏi, thưa gửi lễ phép…

* Lễ độ: Tôn trọng, hoà nhã, quý mến, niềm nở đối với người khác.

– Chào hỏi, thưa gửi, cám ơn, biết xin lỗi…

* Trái với lễ độ: thiếu lễ độ, vô lễ, hổn láo, cư xử thiếu văn hóa…

* NDBH 1 (sgk/10)

c. Ý nghĩa:

– Giúp cho quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp hơn.

– Góp phần làm cho xã hội văn minh tiến bộ.

3. Rèn luyện:

– Học hỏi các quy tắc ứng xử, cách cư xử có văn hoá.

– Tự kiểm tra hành vi thái độ của bản thân và có cách điều chỉnh phù hợp.

– Tránh xa và phê phán thái độ vô lễ.

– VD: + Đi thưa, về gửi.

 + Yêu trẻ thì trẻ đến nhà.