Bài 3: PHÂN BỐ DÂN CƯ VÀ CÁC LOẠI HÌNH QUẦN CƯ
I. Mật độ dân số và phân bố dân cư :
– Mật độ dân số tính bằng: Số dân / Diện tích (=người/km2)
– Xét mật độ dân số của một số quốc gia năm 2003: Brunây( 69), Campuchia(70), Lào(24), Inđônêxia(115), Malaixia(76), Thái Lan(123), Trung Quốc(134), Nhật Bản (337), Hoa Kì(31).
– Mật độ dân số nước ta 260 người/km2 (2009) ->mật độ dân số cao. Cao hơn 5 lần trung bình của thế giới và cao hơn trung bình của nhiều quốc gia, nhiều châu lục.
– Phân bố dân cư không đều :
+ Đông ở đồng bằng, ven biển và các đô thị: đồng bằng sông Hồng có MĐDS cao nhất, TP.HCM, HN
+ Thưa ở miền núi và cao nguyên: Tây Bắc và Tây Nguyên có MĐDS thấp nhất ( TB 67 người/km2, TN 84 người/km2)
+ Phân bố dân cư giữa thành thị và nông thôn cũng có sự chênh lệch nhau ( DC tập trung ở nông thôn 74%, ít ở thành thị 26%) (2003)
II. Các loại hình quần cư:
1. Quần cư nông thôn :
– Các điểm quần cư phân bố trải rộng theo lãnh thổ.
– Hoạt động kinh tế chủ yếu là nông nghiệp.
– Chủ yếu ở nhà trệt, hiện nay xuất hiện nhiều nhà cao tầng
2. Quần cư thành thị :
– Phân bố tập trung.
– Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp, dịch vụ, thương mại, KHKT
– Ở nhiều đô thị, kiểu “ nhà ống” san sát nhau khá phổ biến, những chung cư cao tầng được xây dựng ngày càng nhiều.
III. Đô thị hóa :
– Số dân thành thị tăng, qui mô đô thị được mở rộng, phổ biến lối sống thành thị về các vùng nông thôn.
– Trình độ đô thị hóa thấp .Phần lớn các đô thị nước ta thuộc loại vừa và nhỏ.
IV. PHẦN TRẢ LỜI CÂU HỎI SGK
– Xem tại đây !