Địa lí tỉnh Ninh Bình ( Địa lí 9 )

ĐỊA LÍ TỈNH NINH BÌNH

( KINH TẾ )

I. Đặc điểm kinh tế chung:

1. Quy mô nền kinh tế:

– Trong những năm qua, nền kinh tế Ninh Bình tăng trưởng nhanh, giai đoạn 2001-2005, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình là 11,9 %, giai đoạn 2006 – 2010 là 16,8%.

– GDP bình quân đầu người năm 2010 đạt 20,6 triệu đồng.

2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế:

– Tăng tỉ trọng các ngành công nghiệp xây dựng,dịch vu. Giảm tỉ trọng nông-lâm-thủy sản.

  + Giảm tỉ trọng của ngành nông-lâm-thủy sản ( năm 2005 là 29,2%; đến 2010 còn 16,5%).

  + Tăng tỉ trọng của các ngành công nghiệp- xây dựng (năm 2005 là 38,3%; đến 2010 là 47,7%); dịch vụ (năm 2005 là 32,5%; đến 2010 là 35,8%).

Theo thành phần kinh tế; nền kinh tế tỉnh ta có những thành phần kinh tế nào? Có sự thay đổi ra sao?

 Những thành phần kinh tế gồm: kinh tế nhà nước, kinh tế  ngoài nhà nước, Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài. -> Đều có sự thay đổi.

  + kinh tế nhà nước giảm : năm 2005 là 30,23%; đến 2010 chỉ còn là 23,11%.

+ kinh tế ngoài nhà nước tăng: năm 2005 là 69,75%; đến 2010 là 75,88%.

+ Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng nhẹ: năm 2005 là 0,02%; đến 2010 là 1,01%.

Nhận định chung về trình độ phát triển kinh tế của tỉnh so với cả nước?

  Trong các năm qua tỉnh ta đã tạo được giai đoạn bản lề của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hóa. Tận dụng khai thác tài nguyên tại chỗ kết hợp với các nhân tố bên ngoài đưa nền kinh tế phát triển nhảy vọt, tạo tiền đề cho giai đoạn tiến hành công nghiệp hóa trên qui mô lớn.

II. Các ngành kinh tế:

1. Nông, lâm nghiệp và thủy sản:

– Cơ cấu sản xuất ngành nông, lâm nghiệp và thủy sản đang có sự chuyển dịch theo hướng giảm tỉ trọng ngành lâm nghiệp và thủy sản, tăng tỉ trọng ngành nông nghiệp.

– Tốc độ tăng trưởng đạt trung bình 4,3% năm.

a) Nông nghiệp:

– Là ngành chủ yếu ( năm 2010, chiếm 89,7% giá trị sx nông, lâm nghiệp và thủy sản)

– Tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2001 -2010 là 3,5%.

a.1. Trồng trọt:

– Là ngành chiếm ưu thế trong sx nông nghiệp. Lúa là cây trồng quan trọng, là cây lương thực chính, diện tích gieo trồng cả năm lên đến trên 80 nghìn ha.

– Diện tích gieo trồng cây vụ đông năm 2010 khoảng 20 nghìn ha.Vụ đông đang trở thành vụ sx chính.

– Hình thành các vùng trồng dứa , mít, rau quả, cói, đậu lạc…

Các huyện có diện tích gieo trồng  và sản lượng lúa lớn?

 → Kim Sơn, Yên Khánh, Gia Viễn, Yên Mô, Nho Quan.

Nêu những thành tựu đạt được của ngành trồng trọt?

 → Năm 2010, Sản lượng lương thực có hạt đạt gần 514 nghìn tấn, tăng 66,8 nghìn tấn so với năm 2000, nâng bình quân lương thực đầu người lên đến 570,2kg.

Dịch vụ nông nghiệp thể hiện số lượng đàn gia súc, gia cầm của Ninh Bình giai đoạn 2005- 2010.

Cơ cấu ngành chăn nuôi như thế nào? Em có nhận xét gì về sự phát triển chăn nuôi ở Ninh Bình?

  → số lượng đàn trâu, dê, bò giảm; số lượng đàn lợn và gia cầm tăng

– Chăn nuôi gia súc theo hình thức chăn thả; gia cầm và heo phát triển theo hướng nuôi công nghiệp.

Kể tên các huyện có đàn gia súc, gia cầm nhiều ?

 → Nho Quan, Yên Khánh, Yên Mô, Kim Sơn,Gia Viễn.

a.3. Dịch vụ nông nghiệp: Chưa phát triển.

Phương hướng phát triển nông nghiệp?

  • Đa dạng hóa các hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp, thay đổi cơ cấu mùa vụ
  • Phát triển chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản theo hướng công nghiệp và mô hình trang trại.
  • Tăng giá trị sp và tỉ trọng của ngành chăn nuôi, thủy sản
  • Phát triển lâm nghiệp toàn diện.

b) Thủy sản:

– Giai đoạn 2005-2010, tốc độ tăng bình quân của ngành thủy sản đạt 16,0%/ năm

– Diện tích mặt nước nuôi trồng năm 2010 trên 9420 ha, gấp 2,5 lần năm 2001.

-Giá trị sx tăng, chiếm 9,4% trong tổng giá trị sx của ngành nông-lâm-thủy sản.

c) Lâm nghiệp:

Năm 2010, Giá trị sx cấu ngành lâm nghiệp đạt 70.553 tỉ đồng, chiếm 0,9 giá trị sx của toàn nghành ngành nông-lâm-thủy sản.