Kỹ năng phân tích thơ – Bài 5 (tiếp )

4. Nghệ thuật sử dụng tính từ:

Quá khứ thanh bình, dòng sông Đuống êm đềm trôi xuôi, rực rỡ trong sắc màu trắng tinh khiết:

– Ngày qua ngày lại qua ngày

xanh nhuộm đã thành cây lá vàng

– “Mình đi có nhớ những nhà

Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son

“Ngày xuân mơ nở trắng rừng…đổ vàng”

Để xây dựng hình tượng đất nước giàu đẹp, rộng lớn, bên cạnh việc sử dụng điệp từ “những”, Nguyễn Đình Thi còn sử dụng các tính từ có chất lượng tạo hình cao.

– “Những ngả đường bát ngát

Những cánh đồng thơm mát

Những dòng sông đỏ nặng phù sa”

(Đất nước)

5. Nghệ thuật sử dụng từ láy.

* Tính từ láy hoàn toàn: Có chức năng giảm nhẹ tính chất được đề cập, nhưng lại gợi ra một tính chất khác của sự vật hiện tượng.

Ví dụ 1: “Xanh xanh” chỉ màu xanh nhưng sắc độ nhạt hơn sắc độ do  từ “xanh” gợi nên. Tuy nhiên nó lại gợi ra một không gian rộng lớn mà cái sắc xanh ấy bao phủ:

Xanh xanh bãi mía bờ dâu”

(Bên kia sông Đuống – Hoàng Cầm)

 “Quân đi điệp điệp trùng trùng”.( Việt Bắc)

“Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” (Tây tiến)

“đi lang thang về miền đơn độc

  với vầng trăng chếnh choáng

  trên yên ngựa mỏi mòn” (Đàn ghi ta của Lorca)

6. Dùng số từ

– “ Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người” (Tương tư)

– “Dẫu xuôi về phương bắc

Dẫu ngược về phương nam

Nơi nào em cũng nghĩ

Hướng về anh– một phương”         

…Làm sao được tan ra

Thành trăm con sóng nhỏ” (Sóng)

Trong bài “Đây mùa thu tới”,Xuân Diệu cũng sử dụng số từ để xây dựng bức tranh mùa thu trong khoảnh khắcgiao mùa

“Hơn một loài hoa đã rụng cành 

Trong vườn sắc đỏ rũa màu xanh

Những luồng run rẩy rung rinh lá

Đôi nhánh khô gầy xương mỏng manh”

Mùa thu cảnh vật tan tác, hiu quạnh: hoa rụng, sắc đỏ rũa màu xanh, luồng run rẩy, nhánh khô gầy. Song đây là bức tranh lúc chớm thu nên sự tàn tạ ấy chưa nhiều. Các số từ “hơn một”, “đôi nhánh”là những số từ chỉ số ít đã nói lên điều đó.Bức tranh thu hiện lên rất chính xác, từ đó ta nhận ra sự cảm nhận tinh tế của Xuân Diệu trước bước đi của thời gian, trước biến thái của tạo vật.

Trong thơ tiếng Việt, số từ chỉ cái duy nhất “một ”cũng thường xuất hiện. Số từ này gợi lên tính ít ỏi của sự vật, tính ngắn ngủi của thời gian…

Một giã gia đình một dửng dưng”

(Tống biệt hành – Thâm Tâm)

Chữ “một” trong Tống biệt hành tạo nên tính duy nhất của cuộc chia ly. Những cuộc chia ly ấy chưa hẳn có ngày trở lại. Dù vậy, người ly khách vẫn quyết chí ra đi. .

 “Đường lên thăm thẳm một chia phôi”

( Tây tiến – Quang Dũng)

Các số từ: cặp, đôi…thường được nhà thơ sử dụng trong những bài thơ viết về tình yêu, quan hệ nam nữ.Ví dụ :

– “ Cây me ríu rít cặp chim chuyền”

– “ Anh với em như một cặp vần

(Thơ  duyên – Xuân Diệu )

“ Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng ” (Tương tư)

Số từ chỉ số nhiều:”những “đã góp phần làm nên sự thành công cho bài “Đất nước “(Nguyễn Đình Thi). Bài thơ có mười một lần sử dụng từ “những”(Tần số xuất hiện nhiều).

Những con sông, những ngả đường, những cách đồng … để thể hiện một hình tượng đất nước hoành tráng, đẹp đẽ, anh hùng, bất khuất.

7. Nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ biểu tượng

Ngôn ngữ thơ luôn được sử dụng theo cơ chế tiết kiệm nhất.Càng tiết kiệm thì thơ càng hàm súc. Biểu tượng chính là ẩn dụ được sử dụng rộng rãi, mang tính kí hiệu, tính quy ước.

Trong “Tiếng hát con tàu”, Chế Lan Viên đã dùng hình ảnh “ ngọn lửa” làm biểu tượng:

“Ôi kháng chiến! Mười năm qua như ngọn lửa

Nghìn năm sau còn đủ sức soi đường”

“Ngọn lửa ấy” chính là ánh sáng của tinh thần yêu nước và bản lĩnh của dân tộc Việt Nam trong cuộc  kháng chiến chống Pháp. Tinh thần yêu nước, lý tưởng của thời đại oanh liệt ấy đủ  sức soi rọi con đường chân lý cho mọi thế hệ Việt Nam sau  này.

hay:

 “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng

Họ chuyển lửa qua mỗi nhà từ hòn than qua con cúi

Họ truyền giọng điệu của mình cho con tập nói”

(Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)

Ngoài ý nghĩa biểu trưng cho nỗi nhớ thương, thao thức, nó còn biểu trưng cho ánh sáng cách mạng, tinh thần đấu tranh, lý tưởng cách mạng, thời đại..

* Biểu tượng đôi: “thuyền- bến”: Dùng để bộc lộ nỗi lòng,  tâm trạng, suy tư của đôi lứa trong tình yêu.

– Những tiếng đàn bọt bước

Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt (Đàn ghi ta của Lorca)

8. Sử dụng các biện pháp tu từ từ vựng:

Ví dụ : “ Tiếng suối trong như tiếng hát xa”

(Cảnh khuya – Hồ Chí Minh)

Cảm được tính chất trong  của “tiếng suối” chứ không phải của “nước suối”. Thứ hai, hình ảnh được đem ra so sánh là “tiếng hát xa” (chứ không phải là tiếng hát gần) gợi nên bức tranh thiên nhiên tĩnh lặng. Thứ ba, “tiếng hát” luôn có giai điệu và sức quyến rũ, đặc biệt là tiếng hát trong trẻo. Vậy là, chỉ với một biện pháp so sánh, Bác đã  khắc hoạ được vẻ đẹp tĩnh lặng, gợi cảm, quyến rũ của núi rừng Việt Bắc lúc đêm khuya.

So sánh có báo trước giúp ta dễ dàng định hướng, phân biệt đặc điểm tính chất mà tác giả cần so sánh. Từ đó, việc lĩnh hội nội dung thơ sẽ dễ dàng hơn.

*Biện pháp ẩn dụ:

Lá trúc che ngang mặt chữ điền (Đây thôn Vĩ Dạ)

 Sóng: Các trạng thái cảm xúc, tình cảm người con gái đang yêu

Mỗi sáng sớm thần Vui hằng gõ cửa(Vội vàng)

Mặt trời chân lí chói qua tim (Từ ấy)

Gió theo lối gió, mây đường mây

Dòng nước buồn thiu hoa bắp lay (ĐTVDạ)

Ví dụ:“ Ôi những cách đồng quê chảy máu” ( Nguyễn Đình Thi)

“Chảy máu “sẽ dẫn đến chết chóc. “Chảy máu “ là nguyên nhân dùng để chỉ “hết chóc, đau thương “ là kết quả

Ví dụ: “Bóng chiều không thắm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”

(Tống biệt hành – Thâm Tâm)

“Hoàng hôn” là hình ảnh ẩn dụ cho nỗi buồn. Nhưng đó là nỗi buồn của ai? Muốn trả lời câu hỏi ấy ta phải giải mã hình ảnh “mắt trong”.”Mắt trong” rõ ràng là đôi mắt hồn nhiên, trong sáng. Trong tất cả những người đưa tiễn người li khách lên đường (mẹ già, hai chị, em nhỏ, người bạn của li khách ) thì “mắt trong” chắc chắn là hình ảnh hoán dụ để chỉ em nhỏ. Đây là một trong nhiều cơ sở giúp ta nhận ra người em nhỏ trong bài thơ là người yêu của người li khách.

* Biện pháp nhân hoá:

+ “ Mở cửa nhìn trăng trăng tái mặt

Khép phòng đốt nến nến rơi châu”

…“ Nhớ khi giặc đến giặc lùng

Rừng cây núi đá ta cùng đánh Tây

  …Núi giăng thành lũy sắt dày

Rừng che bộ đội, rừng vây quân thù”… (Việt Bắc)

Nhân hoá là biện pháp tu từ thể hiện sự nhạy cảm của thi nhân trước tạo vật. Nhà thơ như phóng chiếu sinh khí từ tâm hồn mình vào tạo vật, bắt nó thay mình nói  lên cảm xúc, biến nó trở thành con người để tâm sự, sẽ chia nỗi lòng. Nói cách khác, ở biện pháp này, nhà thơ nhìn sự vật như nhìn vào tâm trạng mình.

* Biện pháp hoán dụ:

Ví dụ: “ Một tay lái chiếc đò ngang” (Mẹ Suốt -Tố Hữu)

Ví dụ: “Áo chàm đưa buổi phân li

Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay”

“Áo chàm ” là trang phục truyền thống của người dân Việt Bắc. Mượn hình ảnh “áo chàm” để tác giả chỉ người dân Việt Bắc

* Cường điệu và nói giảm :

Ví dụ:“ Gươm mài đá, đá núi phải mòn

Voi uống nước, nước sông phải cạn “

– “ Quân đi điệp điệp trùng trùng

Ánh sao đầu súng bạn cùng mũ nan

Dân quân đỏ đuốc từng đoàn

Bước chân nát đá muôn tàn lửa bay” (Việt Bắc)

+ Nói giảm: là cách nói giảm đặc tính của con người, sự vật bình thường.

Ví dụ: Bác đã đi rồi sao Bác ơi!

*Biện pháp chơi chữ :

Ví dụ 4:

“ Đất là nơi anh đến trường

Nước là nơi em tắm

Đất nước là nơi ta hò hẹn

Đất nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm

Đất là nơi ” con chim phượng hoàng bay về hòn núi bạc “

Nước là nơi “con cá ngư ông nóng nước biển khơi”

( Đất Nước – Nguyễn Khoa Điềm )

Đoạn thơ sử dụng hàng loạt biện pháp chơi chữ. Trước hết, đó là cách chẻ từ. Khái niệm “đất nước”được tác giả chẻ ra làm hai thành tố “ đất “ và “nước”, khiến hình tượng đất nước hiện lên rất cụ thể và sinh động. Bên cạnh đó tác giả còn sử dụng biện pháp chơi chữ dựa vào tiền giả định là các dữ liệu văn hoá

9. Sử dụng thành ngữ, tục ngữ:

Một người chín nhớ mười mong một người (Tương tư)

“Mình về mình có nhớ không

Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn” (Việt Bắc)

“Con người có tổ có tông

Như cây có cội, như sông có nguồn” (Ca dao)

“Ta đi ta nhớ những ngày

Mình đây ta đó đắng cay ngọt bùi” (Việt Bắc)

Rủ nhau xuống biển mò cua

Đem về nấu quả mơ chua trên rừng

Em ơi chua ngọt đã từng

Gừng cay muối mặn xin đừng quên nhau

Tay nâng chén muối, đĩa gừng

Gừng cay muối mặn, xin đừng có quên (Ca dao)

10. Sử dụng thi liệu văn học cổ:

“Quyện điểu quy lâm tầm túc thụ

 Cô vân mạn mạn độ thiên không” (Chiều tối)

“Bao giờ bến mới gặp đò

Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau” (Tương tư)

“Của ong bướm này đây tuần tháng mật

Này đây hoa của đồng nội xanh rì

Này đây lá của cành tơ phơ phấy

Của yến anh này đây khúc tình si” (Vội vàng)

11. Các biện pháp tu từ cú pháp:

Lớn hơn cấp độ từ ngữ, trong thơ tiếng việt thường xuất hiện biện pháp tu từ cú pháp. Đó là những biện pháp tu từ thể hiện trên cấp độ câu thơ.

– Câu thơ có cấu trúc câu hỏi tu từ :

Là loại câu thơ có hình thức câu hỏi nhưng không cần phải trả lời.

“ Đưa người ta không đưa qua sông

Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?

Bóng chiều không thắm không vàng vọt

Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong?”

( Tống biệt hành – Thâm Tâm )

Trước muôn trùng sóng bể

Em nghĩ về em anh

Em nghĩ về biển lớn

Từ nơi nào sóng lên? (Sóng)

Sao anh không về chơi thôn Vĩ?

Có chở trăng về kịp tối nay? (ĐTVDạ)

Đoạn thơ sử dụng điệp câu hỏi tu từ. Người đọc không phải tìm kiếm lý do có “tiếng sóng” hay tại sao “đầy hoàng hôn trong mắt “. Cái chính cần thấy là nhà thơ mượn hình thức câu hỏi để nhấn mạnh nỗi lòng của người ở lại qua các hình ảnh  “tiếng sóng” và bóng “hoàng hôn trong mắt trong”

Ví dụ 1:

“Đứng bên này sông sao nhớ tiếc

  Sao xót xa như rụng bàn tay?”

( Bên kia sông Đuống  – Hoàng Cầm)

Ví dụ 2:

“Sao anh không về chơi thôn vĩ ?”

(Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử )

Câu thơ này được cảm nhận theo nhiều hướng khác nhau ở độc giả. Nguyên nhân là do sự cảm nhận khác biệt về đại từ “ anh” và câu hỏi tu từ. Câu thơ không phải là câu hỏi của cô gái mà thực chất là lời tự vấn của tác giả. “Anh” không phải là ngôi thứ hai mà thực chất là ngôi thứ nhất, là sự phân thân của tác giả. Câu hỏi tu từ gợi  nên những trăn trở trong lòng thi nhân về thôn Vĩ, người thôn Vĩ. Đây là sự gợi mở tất cả mạch cảm xúc của bài thơ. Nếu để ý thêm ta thấy: Bài “Đây thôn Vĩ Dạ “ sử dụng nhiều câu hỏi tu từ :”Vườn ai mướt quá xanh như ngọc? “, “Thuyền ai đậu bến sông trăng đó? “, “Ai biết tình ai có đậm đà?”. Tất cả làm nên cái mơ hồ, man mác của cảm xúc. Đó chính là sức sống của “ Đây thôn Vĩ Dạ”.

– Điệp cấu trúc:

“Ta muốn riết mây đưa và gió lượn

  Ta muốn say cánh bướm với tình yêu

  Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều” (Vội vàng)

<- Xem lại               Xem tiếp ->