Bài 30: Vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc

I. MỤC TIÊU CỦA BÀI HỌC :

1. Về kiến thức :

– Trình bày được sự phát triển và các tuyến đường chính của các loại hình vận tải ở nước ta.

– Nêu được đặc điểm phát triển của các ngành Bưu chính và Viễn thông..

2. Về kỹ năng :

– Đọc bản đồ Giao thông Việt Nam.

– Phân tích bảng số liệu về phân bố máy điện thoại theo các vùng.

III. NỘI DUNG BÀI HỌC

1. Giao thông vận tải :

Mạng lưới GTVT của nước ta phát triển  khá toàn diện, gồm nhiều loại hình

a) Đường bộ ( đường ô tô)

* Sự phát triển :

– Mở rộng và hiện đại hoá , phủ kín các vùng

– Phương tiện tăng nhanh, chất lượng tốt

– Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh

* Các tuyến đường :

– Qlộ 1 : 2.300 km

– Đường Hồ Chí Minh

=>Là 2 tuyến quan trọng nhất

+ Bắc : QL5,2,3,6

+ Miền Trung : QL 7,8,9,24,19,25,26,27

+ ĐNB : QL 13,22,51

b) Đường Sắt :

* Sự phát triển :

– 3.143 km đường sắt

– Hiệu quả chất lượng phục vụ tăng nhanh

– Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng

* Các tuyến chính :

– Thống Nhất : 1.726km

– Hà Nội- Hải Phòng

– Hà Nội- Lào cai

– Hà Nội- Thái Nguyên

– Hà Nội- Đồng Đăng…

c) Đường Sông :

* Sự phát triển :

– 11.000km đường sông

– Mới được khai thác

– Phương tiện chưa hiện đại

– Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng  chậm

* Các tuyến chính :

– Sông Hồng- Thái Bình

– Sông Mê Kông- Sông Đồng Nai

d) Đường Biển :

* Sự phát triển :

– Vị thế ngày càng nâng cao

– 73 cảng biển

– Khối lượng hàng hoá  vận chuyển và luân chuyển tăng rất nhanh

* Các tuyến chính :

Hải Phòng – TPHCM  1.500km

Hải Phòng – Đà Nẵng : 500km

Hải Phòng – Hông Kông

TPHCM – Hồng Kông …

Các cảng chính : Cái Lân, Hải Phòng, Nghi Sơn, Cửa Lò, Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quất, Nha Trang, Cam Ranh, Thị Vải, Sài Gòn

e) Đường hàng không :

*  Sự phát triển :

– Trẻ nhưng phát triển nhanh

– Khối lượng hàng hoá , hành khách vận chuyển và luân chuyển tăng nhanh nhất

– Cả nước có 19 sân bay ( 5 sân bay quốc tế )

g) Đường ống: gắn liền với ngành dầu, khí: Bãi Cháy- Hạ Long, Côn Sơn- Bà Rịa

2. Thông tin liên lạc :

a) Bưu chính.

* Hiện nay:

 

– Ở nước ta, Bưu chính vẫn là ngành chủ yếu mang tính phục vụ, với mạng lưới rộng khắp trên toàn quốc.

– Kỹ thuật của ngành bưu chính đang còn lạc hậu, chưa đáp ứng tốt sự phát triển của đất nước và đời sống nhân dân.

* Trong giai đoạn tới:

– Ngành Bưu chính sẽ triển khai thêm các hoạt động mang tính kinh doanh để phù hợp với kinh tế thị trường.

– Áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật để đẩy nhanh tốc độ phát triển.

b) Viễn thông.

– Ngành  Viễn thông của nước ta có xuất phát điểm rất thấp nhưng phát triển với tốc độ nhanh vượt bậc.

– Ngành Viễn thông đã xác định đúng hướng là đón đầu các thành tựu kỹ thuạt hiện đại của thế giới.

– Mạng lưới Viễn thông ở nước ta tương đối đa dạng và không ngừng phát triển:

+ Mạng điện thoại.

+ Mạng phi thoại.

+ Mạng truyền dẫn.

Dựa vào SGK để so sánh tình hình phát triển thông tin liên lạc ở nước ta trước thời kỳ Đổi mới và trong thời kỳ Đổi mới.

Gợi ý:

doi moi