Bài 14: Vấn đề phát triển và phân bố các ngành dịch vụ

Ôn thi TN – Địa lí VN- Chủ đề 3: Địa Lí Kinh Tế

BÀI 14: MỘT SỐ VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÁC NGÀNH DỊCH VỤ

I. VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI VÀ THÔNG TIN LIÊN LẠC.

1- Vai trò của giao thông vận tải và thông tin liên lạc.

* Vai trò của giao thông vận tải:

– Giao thông vận tải là một ngành sản xuất đặc biệt vừa mang tính chất sản xuất vật chất, vừa mang tính chất dịch vụ có tác động rất lớn đến sự phát triển kinh tế – xã hội ở đất nước.

– Giao thông vận tại tham gia hầu hết các khâu trong quá trình sản xuất, nó nối liền sản xuất với tiêu dùng, phục vụ cho đời sống nhân dân.

– Tạo mối giao lưu, phân phối điều khiển các hoạt động trong kinh doanh.

– Tạo mối liên hệ kinh tế, xã hội  giữa các vùng, các địa phương, vì vậy các đầu mối giao thông vận tải cũng đồng thời là các điểm tập trung dân cư, trung tâm CN và dịch vụ.

– Góp phần phát triển kinh tế – xã hội, văn hoá các vùng hẻo lánh, giữ vững an ninh quốc phòng,  mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại.

-> Giao thông vận tải được coi là một chỉ tiêu quan trọng để đánh giá trình độ phát triển kinh tế – xã hội của 1 nước, còn là điều kiện thu hút đầu tư nước ngoài.

* Vai trò của thông tin liên lạc:

– Đảm nhận vận chuyển tin tức 1 cách nhanh chóng và kịp thời, góp phần thực hiện các mối giao lưu giữa các địa phương, các nước.

– Thước đo của nền văn minh

– Thúc đẩy quá trình toàn cầu hoá, làm thay đổi cuộc sống của từng người, từng  gia đình.

 2- Thực trạng cơ sở vật chất ngành GTVT (ô tô, đường sắt, đường sông, đường biển) ở nước ta?

a- Đường bộ (đường ô tô):

+ Mạng  lưới  mở rộng và hiện đại hoá, cơ bản đã phủ kín các vùng.

+ Các tuyến chính (Quốc lộ 1, đường Hồ Chí Minh, các tuyến Đông-  Tây, 7, 8, 9…). Quốc lộ 1 chạy xuyên suốt từ  Lạng Sơn đến Cà Mau dài 2300 km, là tuyến đường xương sống của nước ta. Đường HCM có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển KTXH của dải đất phía tây đất nước.

+ Hệ thống đường bộ Việt Nam cũng được hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực.

b- Đường sắt: tổng chiều dài 3.143km.

+ Các tuyến chính: Đường sắt Thống nhất (Hà Nội – TP Hồ Chí Minh) dài 1726km, các tuyến khác: Hà Nội- Hải Phòng, Hà Nội- Lào Cai…

+ Các tuyến đường thuộc mạng đường sắt xuyên á trên lãnh thổ nước ta đang được XD, nâng cấp.

c- Đường sông: chiều dài  11.000km.

+ Tập trung ở:   – Hệ thống sông Hồng – Sông Thái Bình

                             – Hệ thống sông Mê Công- Đồng Nai

                             – Sông lớn Miền trung

d- Ngành vận tải đường biển:

+ Bờ biển dài 3260km nhiều vũng vịnh, nhiều đảo, quần đảo ven bờ, nằm trên đường biển quốc tế là những điều kiện để phát triển đường biển.

+ Các tuyến: Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh dài 1500km, ngoài ra còn có HP- Đà Nẵng, Cửa Lò- Đà Nẵng…các tuyến quốc tế : HP- Hồng Công, Hải Phòng – Manila, TP Hồ Chí Minh- Băng Cốc.

+ Các cảng và cụm cảng như: Hải Phòng – Cái Lân,Đà Nẵng- Liên Chiểu -Chân Mây, Dung Quất, Nhà Trang, Sài Gòn- Vũng tàu- Thị Vải.

e-Đường hàng không:

+ Hàng không là ngành non trẻ nhưng có bước phát triển nhanh.

+ Đến năm 2007 có 19 sân bay, 5 sân bay quốc tế,

+ Các tuyến  bay được khai thác  ở 3 đầu mối: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh , Đà Nẵng. Ngoài ra mở ra các tuyến bay đến các nước khác ở khu vực, thế giới.

f- Đường ống:

+ Ngày càng phát triển, gắn với PT của ngành dầu khí .

+ Phân bố chủ yếu ở ĐNB, ĐBSH.

3- Nêu những đặc điểm nổi bật của ngành bưu chính và ngành viễn thông ở nước ta?

a- Đặc điểm của ngành bưu chính:

– Đặc điểm của ngành bưu chính là có tính phục vụ cao, mạng lưới rộng khắp.

– Mạng lưới phân bố chưa đều ở miền núi, hải đảo chưa phát triển.

– Công nghệ nhìn chung còn lạc hâu, quy trình nghiệp vụ còn thủ công, thiếu lao động trình độ cao

b- Đặc điểm của ngành viễn thông:

– PT với tốc độ  nhanh vượt bậc.

– Luôn đón đầu thành tựu kỹ thuật hiện đại.

– PT rộng khắc trên toàn quốc.

– Mạng lưới viễn thông quốc tế ngày càng phát triển mạnh, hội nhập với thế giới thông qua vệ tinh và cáp biển.

 4- Do đâu mà Hà Nội là đầu mối giao thông quan trọng bậc nhất của nước ta?

– Vì những lý do sau đây:

a- Vai trò đặc biệt của Hà Nội:

– Là thủ đô, trung tâm chính trị kinh tế, văn hoá, đầu não của cả nước.

– Vị trí địa lý: trong vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, là đỉnh của tam giác tăng trưởng kinh tế (Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh)

b- Tập trung hầu hết các loại hình vận tải:

– Đường ô tô, đường sông, đường sắt, đường hàng không.

c- Tập trung các tuyến giao thông huyết mạch.

– Đường ô tô: quốc lộ 2, quốc lộ 3, quốc lộ 4, quốc lộ 6, 5

– Đường sắt: đường sắt thống nhất, Hà Nội- Lào Cai, Hà Hội- Hải Phòng, Hà Nội- Lạng Sơn, Hà Nội -Thái Nguyên.

– Đường hàng không:

+Từ Hà Nội có đường bay đến nhiều địa điểm: TP Hồ Chí Minh, Huế, Đà Nẵng, Nhà Trang, Đà Lạt…

+Từ Hà Nội có đường bay quốc tế: Bắc Kinh, Hồng Công, Macxcơva, Beclin, Xingapo, Tôkiô

d-Tập trung cơ sở VCKT có chất lượng cho ngành GTVT:

– Hệ thống nhà ga, bến  bãi, kho, cơ sở sản xuất và sửa chữa các phương tiện vận tải có sân bay quốc tế Nội Bài…

Xem tiếp ->