Luyện đề Ông Giuốc đanh mặc lễ phục

Luyện đề Ông Giuốc đanh mặc lễ phục

Bài tập 1 : Trắc nghiệm

Câu 1: Hoàn cảnh xuất thân của ông Giuốc – đanh là gì?

  1. Trong một gia đình thượng lưu quý tộc.
  2. Trong một gia đình thương nhân giàu có.
  3. Trong một gia đình trí thức.
  4. Trong một gia đình nông dân.

Bạn muốn xem thêm:

Câu 2: Đặc điểm nổi bật của“ Bộ lễ phục đẹp nhất triều đình” của ông Giuốc – đanh là gì?

A. Màu đen    C. Trang nhã, rẻ tiền.

B. Hoa ngược   D. Gồm ý A và B

Câu 3: Thái độ của ông Giuốc – đanh khi nghe bác phó may phải thích những người quý phái đều mặc áo may hoa ngược như thế nào?

A. Chê chiếc áo may hoa ngược và yêu cầu bác phó may phải may lại.

B. Chấp nhận chiếc áo may hoa ngược và tỏ ý muốn mặc thử nó.

C. Tán thưởng vẻ sang trọng của chiếc áo may hoa ngược.

D. Thắc mắc vì sao những người quý phái lại mặc áo hoa ngược.

Câu 4: Qua thái độ của ông Giuốc – đanh đối với chiếc áo may hoa ngược, em thấy ông ta là một người như thế nào?

A. Cầu kì trong vấn đề ăn mặc

B. Dốt nát, kém hiểu biết

C. Thích những cái lạ mắt.

D. Hài hước và hóm hỉnh.

Câu 5: Bác phó may đã làm gì để lợi dụng tính cách học đòi làm sang của ông Giuốc – đanh?

A. Giải thích cho ông Giuốc – đanh biết rằng việc may áo ngược hoa là phù hợp với kiểu cách của người quý phái.

B. May thêm một chiếc áo cho riêng mình bằng chính tấm vải ông Giuốc – đanh đặt để may bộ lễ phuc.

C. Đem theo những người thợ phụ giúp ông Giuốc – đanh mặc áo theo cách thức của những người quý phái để moi tiền của ông ta.

D. Gồm cả ý A, B, C.

 Câu 6: Mục đích của nhà văn khi khắc hoạ các động tác “ cởi áo, mặc áo, chân bước miệng nói” của ông Giuốc – đanh đều diễn ra theo nhịp của đàn nhạc?

A.Khắc hoạ sinh động hơn thói học đòi làm sang của ông Giuốc – đanh và tạo nên tiếng cười sảng khoái cho khán giả.

B. Tạo mọi không khí vui nhộn, sinh động cho cảnh mới nhằm thu hút sự chú ý của khán giả.

C. Chế giễu sự kém hiểu biết và quê kệch của ông Giuốc – đanh

D. Diễn tả cụ thể những động tác, cử chỉ nực cười của ông Giuốc – đanh.

Câu 7: Vì sao ông Giuốc – đanh thưởng tiển cho các chú thợ phụ?

A. Vì họ đã gọi ông ta là “ ông lớn”, “ cụ lớn”, “ đức ông”.

B. Vì họ đã khen nức nở bộ lễ phục của ông Giuốc – đanh.

C. Vì họ đã hầu hạ ông ta rất chu đáo.

Câu 8: Sự hài lòng, mãn nguyện của ông Giuốc – đanh khi mặc bộ lễ phục thể hiện ở câu nói nào?

A. ồ ! Thế thì bộ áo này may được đấy.

B. Ấy đấy, ăn mặc theo lối quý phái thì thế đấy ! Còn cứ bo bo giữ kiểu áo quần trưởng giả thì đời nào được gọi là “ ông lớn”.

C. Tôi đã bảo không mà. Bác may thế này được rồi.

D. Thưa, đây là bộ lễ phục đẹp nhất triều đình và may vừa mắt nhất.

Câu 9: Vì sao ông Giuốc – đanh cho rằng các chú thợ phụ gọi mình là “ Đức ông” là vừa phải.

A. Vì ông đã mãn nguyện với những lời tung hô đó.

B. Vì ông sợ mất tong cả tiền để thưởng cho các chú thợ phụ.

C. Vì ông không thích được tâng bốc, nịnh hót.

D. Vì ông thấy đó là những lời giả dối.

Câu 10: Thái độ của ông Giuốc – đanh trước việc “ đến mất tong cả tiền” để thưởng cho các chú thợ phụ như thế nào.

A. Không hề tiếc rẻ mà sẵn sàng cho hết để được làm sang.

B. Có tiếc tiền nhưng vẫn sẵn sàng cho hết để được làm sang.

C. Không muốn mất tiền vì những việc đó.

D. Tức giận vì phải mất tiền thưởng cho các chú thợ phụ.

Bài tập 2: Nêu nhận xét chung của em về nhân vật ông Giuốc – đanh

Bài tập 3: Phân tích sự phát triển kịch tính giữa 2  cảnh của lớp kịch “ Ông Giuốc – đanh mặc lễ phục ”.

Bài tập 4: Vì sao ông Giuốc – đanh biết mình bị lợi dụng mà vẫn móc tièn ra cho đám thợ phụ?

Bài tập 5: Qua lớp kịch, em hãy khái quát về tính cách của nhân vật Giuốc – đanh?

Bài tập 6:

 Về nhân vật Giuốc – đanh, có hai bạn tranh luận với nhau như sau :

a. Xây dựng nhân vật ông Giuốc – đanh, Mô – li – le muốn thể hiện lòng căm thù mãnh liệt giai cấp quý tộc và tư sản của ông.

b. Ông Giuốc – đanh là nhân vật tiêu biểu cho tính cách xấu; Muốn làm sang để tỏ vẻ quý phái. Thông qua nhân vật này, Mô – Li – e muốn chế giễu những thói hư tật xấu trong thời đại ông.

Em đồng ý với ý kiến nào? Vì sao?

GỢI Ý SOẠN BÀI

Bài tập 1:

1.B – 2.B – 3.C – 4.B –5.D –6. A –7. A – 8.B –9. B – 10.B.

Bài tập 2: Giuốc-đanh vốn xuất thân là con 1 nhà buôn giàu có. Tuy lắm tiền nhiều của nhưng ông ta dốt nát, quê kệch, lại muốn học đòi làm sang. Bởi vậy, nhiều kẻ đã lợi dụng cơ hội này đê săn đón, nịnh hót, tâng bốc để moi tiền của ông ta.

Mặc dù biết rằng túi tiền của ông có thể hết nhẵn nhưng Giuốc – đanh vẫn sẵn sàng vung ra để mua được cái tiếng “ sang”.

Bài tập 3: Giữa cảnh thứ nhất và cảnh thứ hai có sự phát triển như sau:

– Cảnh thứ nhất chủ yếu là cuộc đối thoại giữa ông Giuốc – đanh và phó may. Số lượng nhân vật trong cảnh này là 4 : ông Giuốc – đanh và gia nhân, thợ may và một thợ phụ mang bộ lễ phục. Thế chủ động cơ bản thuộc về ông Giuốc – đanh vì phó may vừa may áo ngược hoa vừa ăn bớt vải. Nhưng phó may là người vụng chèo khéo chống, biết lảng tránh những câu hỏi của ông Giuốc – đanh.

– Cảnh thứ hai: Trung tâm cảnh là cuộc đối thoại giữa ông Giuốc – đanh và thợ phụ. Tuy nhiên, lượng nhân vật đông hơn cảnh thứ nhất ( thêm bốn thợ phụ bước ra sân khấu). Khán giả có thể hình dung thấy xung quanh tay thợ phụ đang nịnh hót là cảnh bốn tên thợ phụ cũng đang xúm vào nịnh hót để lợi dụng ông Giuốc – đanh.

Bài tập 4: Trong cảnh thứ hai ông Giuốc – đanh được đám thợ phụ nịnh hót. Trước hết là “ ông lớn”, rồi “ cụ lớn”,  rồi “ đức ông”. Mỗi lần mức độ nịnh hót tăng lên là một lần ông Giuốc – đanh mất thêm tiền để thưởng cho họ.

– Thực ra ông Giuốc – đanh vẫn tỉnh táo ( thể hiện qua chi tiết ông nói riêng với mình). Nhưng được khen, ông thấy sướng. Hơn nữa, để chứng tỏ mình “sang”, ông đành “ chịu chơi” và kết quả là ông bị lợi dụng. May cho ông, túi tiền vẫn còn lại một ít. Nhưng giả sử như đám thợ tiếp tục nịnh hót, chắc chắn túi tiền của ông sẽ hết nhẵn. Cái giá của “ học làm sang” xem ra cũng đắt !.

Bài tập 5: Tính cách của ông Giuốc – đanh:

– Ngu dốt vì chẳng biết gì về lễ phục nhưng lại thích sang. Kết quả là bị lợi dụng.

– Ngớ ngẩn vì bị lợi dụng mà vẫn không làm gì để đòi lại.

– Thích danh hão.

 Bài tập 6 : ý kiến của (b) hợp lí hơn.